Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Trắng đêm nấu hàng nghìn suất cơm 5.000 đồng dành cho sĩ tử về Thủ đô ứng thí

Để chuẩn bị gần 1.000 suất cơm với giá 5.000 đồng/suất dành cho các sĩ tử về tham dự kỳ thi THPT Quốc gia ở Hà Nội năm nay, gần 200 tình nguyện viên thay nhau trắng đêm chế biến các món ăn và phân phát tới 18 điểm thi.

Sáng ngày 1/7, sĩ tử cả nước bước vào môn thi đầu tiên trong kỳ thi THPT Quốc gia. Cũng giống như mọi năm, ngay từ tối ngày 30/6, khoảng 20 tình nguyện viên tại Hà Nội lại tất bật chuẩn bị mọi thứ để chế biến những suất cơm giá 5.000 đồng dành cho các thí sinh và người nhà.

Khoảng hơn 10h đêm, mọi người bắt đầu vào việc: nhặt rau, bóc vỏ đậu...

Mọi người đều miệt mài với công việc của mình.

Tham gia chương trình được 2 năm, với Lê Thị Nga, sinh viên năm 4, Đại học Mỏ địa chất (Hà Nội) đây là chương trình đầy ý nghĩa và có tính thiết thực trong mùa thi, giúp các sĩ tử và người nhà có hoàn cảnh khó khăn yên tâm khi ăn cơm giá 5.000 đồng nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Từng công đoạn được các tình nguyện viên làm tỉ mỉ, cẩn thận.

Các món ăn trong một suất cơm giá 5.000 đồng gồm có tôm rim, thịt kho, đỗ xào, canh chua thịt và thạch tráng miệng.

Để làm mỗi suất cơm trên với đầy đủ dinh dưỡng, thông thường có giá khoảng từ 20 – 25 nghìn đồng. Tuy nhiên, với mục đích thiện nguyện, chia sẻ, tiếp sức mùa thi nên mỗi suất cơm đầy đủ chỉ có giá 5.000 đồng. Mỗi ngày các tình nguyện viên sẽ chế biến khoảng 800 suất cơm, được phát tại 18 điểm thi trong địa bàn Hà Nội gồm Đại học kinh tế Quốc Dân, Đại học Bách Khoa, đại học Thủy Lợi… trong 4 ngày thi dự kiến có hơn 3.200 xuất cơm được phát cho thí sinh và người nhà dự thi.

Anh Nguyễn Thư Đạo (ngoài cùng từ trái sang) - bếp trưởng của chương trình cho biết, để chế biến 800 suất cơm thì tốn khoảng 90kg gạo, 25kg tôm, 60kg thịt ba chỉ, 75kg đỗ… có 20 người chuẩn bị và trắng đêm chế biến để đến hơn 10h trưa mai có đủ cơm di chuyển đến các địa điểm thi.

Theo anh Đạo, mục đích của chương trình là cung cấp cho các sĩ tử và người nhà bữa ăn ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng với giá rẻ. đảm bảo vệ sinh và sức khỏe. 

Anh Đạo thức trắng đêm chế biến các món ăn. "Với tôi và mọi người trong nhóm ai ai cũng vui vẻ khi thấy đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa. Tất cả các tình nguyện viên, sinh viên có, người đi làm có, ai tham gia cũng vì mục đích thiện nguyện", anh Đạo chia sẻ.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Chủ tịch nước: 'Đã đàm phán nảy lửa về chủ quyền Biển Đông'

Trước ý kiến cử tri cho rằng Quốc hội "chưa phản ứng đủ liều" về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, Việt Nam không chỉ có phản đối mà còn đàm phán nảy lửa với Trung Quốc.
Ngày 29/6, tại buổi tiếp xúc của đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM với cử tri, ông Nguyễn Việt Hùng (quận 1) nêu, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định bằng mọi giá phải giữ được chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông đang ảnh hưởng trực tiếp đến ngư dân đánh bắt hàng ngày trên vùng biển thuộc Hoàng Sa và Trường Sa.
"Ngư dân phải vay ngân hàng để đóng tàu nhưng ra đó bị Trung Quốc làm hỏng tàu. Đảng và Nhà nước ta có chính sách hỗ trợ bà con ngư dân ra sao?", cử tri Hùng đặt câu hỏi.
Cùng quan tâm vấn đề biển đảo, cử tri Hoàng Xuân Dương (quận 3) cho rằng, hai năm qua Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền nước ta. "Những nước ít liên quan hoặc không liên quan đã lên tiếng phản đối, còn ra hẳn Nghị quyết. Trong khi đó, Quốc hội Việt Nam là cơ quan đại diện cho tâm tư, nguyện vọng của dân mà vẫn chần chừ. Tại sao như vậy?", ông Dương đặt câu hỏi.
 
ctn2-1350-1435578080.jpg
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1 và 3. Ảnh: H.C
Đồng tình, cử tri Nguyễn Hoài Nam (quận 1) cho rằng hành vi san lấp và xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc hết sức nguy hiểm, đề nghị Quốc hội phải ra nghị quyết về Biển Đông vào kỳ họp tới.
Trao đổi với các cử tri, Chủ tịch nước chia sẻ, bà con chưa hài lòng rằng Quốc hội phản ứng chưa đủ liều là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, Việt Nam không phải chỉ phản đối mà còn đàm phán nảy lửa với Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông. "Song phương, đa phương cũng làm rất dữ. Lãnh đạo cấp cao cũng tham gia, không phải đơn giản chỉ là anh phát ngôn hàm vụ trưởng phát biểu thôi đâu, mà cả hệ thống chính trị cùng làm việc", Chủ tịch nước nói.
Theo Chủ tịch nước, việc hỗ trợ ngư dân Trung ương đã làm từ lâu, chăm lo đời sống cho ngư dân là một trong những trọng tâm lớn.
"Tôi đã đi thăm một số tỉnh ven biển, số tàu được đóng mới, được cải hóa tăng công suất mỗi năm mỗi tăng. Đây là điều đáng mừng. Chính phủ cũng bỏ ra mười mấy nghìn tỷ để hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu với lãi suất ưu đãi", Chủ tịch nước nói và cho biết tàu bè của ngư dân bị thiệt hại đều được giúp đỡ rất kịp thời từ phía Chính phủ, doanh nghiệp và địa phương.Không có trường hợp nào để ngư dân phải "tự bơi".
Một vấn đề khác trong buổi tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Hữu Vạn đề nghị các đại biểu hãy "vi hành" đến các quán cà phê, chợ để nghe và hiểu đời sống dân vì khoảng cách giữa đại biểu và người dân quá xa nhau. "Tôi đến Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội gửi đơn thì không nhận trực tiếp mà bảo về gửi qua bưu điện. Tôi gửi 3 lần, 6 tháng nhưng không thấy hồi âm. Làm như thế thì xa dân chứ còn gì?", ông Vạn nói.
Nói về khoảng cách giữa cử tri với đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước chia sẻ: "Mình cũng là dân chứ có gì đâu. Bỏ áo mũ cân đai thì là dân thôi mà. Có gì đâu xa cách". Theo Chủ tịch nước, mỗi khi tiếp xúc cử tri, đa phần là các bí thư chi bộ, trưởng khu phố, không thể 100% là người dân nhưng tại sao những người đại diện tổ dân phố, chi bộ của mình lại không mạnh dạn công khai những bức xúc của dân.
"Ngày xưa chiến đấu, địch tra tấn dã man cỡ nào ta không sợ, sao giờ ta với ta lại sợ. Đó là điều hết sức vô lý. Hay chăng có lợi ích gì đó, rồi chỉ cho cử tri phản ảnh những vấn đề tốt, chung chung. Hay sợ bị trù dập, mất ghế mà ém những chuyện xấu, không tốt ở địa phương?", Chủ tịch nước nói

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Trung Quốc công khai diện tích bồi đắp lớn ở Trường Sa

Trung Quốc tuyên bố sắp hoàn thành quá trình cải tạo tại bãi đá Vành Khăn và Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và công khai diện tích cải tạo của các bãi đá này.
Trang mạng Sina hôm nay đăng tải bài báo công bố loạt hình ảnh vệ tinh về thực trạng quá trình bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc tại bãi đá Vành Khăn và Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ảnh được chụp hôm 10/6 cho thấy một số tàu Trung Quốc đang hoạt động tại bãi đá Vành Khăn.
Bài viết trên Sina cho biết Trung Quốc chuẩn bị hoàn thành việc mở rộng trên cả Subi và Vành Khăn. Tính đến ngày 10/6, diện tích Vành Khăn đã tăng đến 5,52 km2, diện tích Subi đạt khoảng 3,95 km2. Trong ảnh là một góc của đá Vành Khăn.
Tàu nạo vét Trung Quốc ra vào nhộn nhịp tại bãi đá Vành Khăn.
Bắc Kinh hôm 16/6 tuyên bố sắp hoàn tất cải tạo một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong thời gian sắp tới, nước này sẽ tiến hành xây dựng các công trình dân sự trên những thực thể này. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng Bắc Kinh có khả năng sẽ quân sự hóa những tiền đồn mà họ đang cải tạo trái phép trên Biển Đông. Trung Quốc ngang nhiên cho rằng những dự án xây dựng trên là hợp pháp và thuộc về cái gọi là chủ quyền của nước này.
Một bãi đất rộng được hình thành trên bãi đá Vành Khăn.
Nhiều diễn đàn quân sự Trung Quốc gần đây còn đăng tải những hình ảnh được cho là bản đồ quy hoạch 10 km vuông bãi đá Vành Khăn, với nhiều hạng mục như casino, điểm du lịch. Theo đó, diện tích xây dựng là 6,29 km2, quy hoạch dân số là 70.000 người. Bản quy hoạch ghi rõ bãi đá Vành Khăn có vị trí địa lý quan trọng, vị trí quân sự chiến lược, đồng thời là trung tâm cảng biển khu vực, chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh.
Tờ Global Times, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 17/6 còn công bố hình ảnh một chiến hạm, được cho là tàu vận tải đổ bộ Jinggang Shan thuộc lớp Yuzhao Type 71 (vòng tròn đỏ) xuất hiện tại đá Vành Khăn. Ảnh: Huanqiu
Hình ảnh bãi đá Subi được chụp hôm 5/6. Theo Diplomat, Bắc Kinh trung bình mỗi ngày mở rộng trái phép đá Subi thêm 32.000 m2 khiến diện tích bãi đá này tăng 74% so với gần hai tháng trước.
Theo một số báo cáo, trên Subi còn xuất hiện một dải đất trống lớn. Địa hình khu đất này rất giống với nơi mà nay đã trở thành một đường băng trên bãi đá Chữ Thập. Điều này khiến giới phân tích suy đoán Trung Quốc cũng sẽ xây dựng một đường băng tương tự tại đây.
Tàu Trung Quốc đang hút cát để mở rộng Subi. Nơi này hiện có kênh tiếp cận, cầu cảng, các thiết bị thông tin liên lạc, radar, đê chắn sóng gia cố, bãi đáp trực thăng cùng một số cơ sở quân sự.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Sự giả dối của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông

Giới phân tích cho rằng Trung Quốc luôn cố đóng vai "nạn nhân" ở Biển Đông, nói một đằng nhưng làm một nẻo, vì vậy không thể tin những gì quan chức nước này phát biểu.

23-9611-1435029247.jpg
Trung Quốc nói "kiềm chế" nhưng vẫn ồ ạt bồi đắp, xây dựng ở Biển Đông. Ảnh:CSIS
Nhà phân tích Graeme Dobell của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) cho rằng, với chủ đề Biển Đông, mỗi lần Bắc Kinh phát biểu thì lại là những phàn nàn về sự bất công nào đó đang áp đặt cho Trung Quốc "bất chấp quyền và lợi ích không thể chối cãi" của nước này. Ngôn từ kiểu một nạn nhân như "mọi người xúm vào để chống lại nước Trung Quốc tội nghiệp nhưng rồi Bắc Kinh sẽ vượt lên chiến thắng dù những vết thương lòng lịch sử vẫn nhức nhối."
Graem Dobell dẫn ví dụ về trường hợp đáp lại các ý kiến của Mỹ về tự do hàng hải và luật pháp quốc tế ở Biển Đông, chuyên gia Trung Quốc Yanmei Xei cho rằng Bắc Kinh "không xem hành động của Hải quân Mỹ là nhằm vào việc duy trì luật pháp quốc tế. Thay vào đó, Trung Quốc cho rằng Washington chủ yếu là muốn ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh."
Bắc Kinh thường tự hào tuyên bố về sức mạnh của mình, nhưng trong rất nhiều thông điệp khi cần thể hiện ra, nước này lại cư xử như kiểu các thiếu nữ: "sao mọi người quá đáng với em thế?"
Những tuyên bố sáo rỗng
Một ví dụ nữa về khác biệt giữa lời nói và việc làm là Bắc Kinh luôn nhắc những điệp khúc về hòa bình, ổn định đầy hoa mỹ, bất chấp thực tế các nước trong khu vực sục sôi phản đối những hành động ngang ngược của nước này.
Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi tháng 5/2015, trưởng đoàn Trung Quốc là Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã phát biểu: "Chúng tôi hy vọng các nước liên quan sẽ làm việc cùng nhau trên cùng quan điểm để xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác."
Câu này đã được Graem Dobell châm biếm diễn giải là: "Chúng tôi chắc chắc sẽ tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo. Hàng núi cát tiếp tục được hút và bồi đắp. Quý vị hãy quen dần với chuyện đó đi. Hãy chấp nhận thực tế mới và những việc đã rồi của chúng tôi. Nhân tiện thì tôi muốn nói là hỡi nước Mỹ, đây là kiểu đối trọng của chúng tôi với vùng biển Carribean."
Còn với kết luận của Đô đốc Tôn "chúng tôi hy vọng rằng tất cả các nước trên thế giới có tinh thần cùng chiến thắng, hợp tác để tất cả cùng chiến thắng, sẽ củng cố đối thoại và tham vấn, có những nỗ lực kiên định để bảo vệ hòa bình và ổn định" thì Dobell diễn giải thông điệp thực sự là: "cùng chiến thắng có nghĩa Bắc Kinh thắng cả hai lần, còn tất cả cùng chiến thắng có nghĩa Bắc Kinh thắng tất cả."
Một học giả khác là Giáo sư Evelyn Goh, Khoa Quan hệ quốc tế của Đại học Oxford, nhận xét nhẹ nhàng hơn rằng "với người Trung Quốc, Đối thoại Shangri-La chỉ có mục đích để nêu thực tế khó chịu là khu vực châu Á - Thái Bình Dương gồm toàn các đồng minh và bạn bè của Mỹ mà trong đó nhiều nước có nguồn lực lớn."
Cố tình hiểu khác
Nhà phân tích Graeme Dobell cho rằng trong các cuộc gặp song phương gần đây, cả hai bên Mỹ - Trung có quá nhiều điều chưa nghe nhau nói hết và dùng đầy những ẩn dụ khiến phải phỏng đoán. Đôi lúc, hai bên tưởng sẽ nói về cùng một chủ đề nhưng thực sự thì là những điều rất khác nhau hoặc có cách hiểu không giống nhau.
Với Trung Quốc, quan hệ trục với các nước lớn mới giữ vai trò trọng yếu vì tự coi bản thân Trung Quốc là một nước lớn, có tầm vóc kinh tế quan trọng. Chính vì thế, Bắc Kinh hành động với giả định rằng vấn đề các đảo nhân tạo ở Biển Đông chỉ đứng hàng thứ hai hoặc thứ ba trong số các vấn đề tồn tại trong "mối quan hệ kiểu siêu cường" với Mỹ.
Trung Quốc cũng áp dụng mối quan hệ nước lớn để đổi chác lợi ích. Khi Mỹ tuyên bố không tỏ thái độ với bất kỳ bên nào đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông thì Bắc Kinh hài lòng. Nhưng khi Mỹ tỏ quan ngại về tự do hàng hải ở vùng biển này thì lập tức Bắc Kinh phản ứng rồi nhanh chóng chuyển sang nhấn mạnh đến các chủ đề hợp tác được cho là quan trọng khác.
Bắc Kinh cũng giả định rằng "mối quan ngại" lớn nhất của Trung Quốc và Mỹ là xây dựng nhóm g2 (đơn giản là 2 nước) thành nhóm G2 (hai siêu cường). Giới phân tích cho rằng chắc chắn Trung Quốc sẽ nhấn mạnh "mối quan hệ kiểu siêu cường" này trong chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình tháng 9 tới.
Vì coi Biển Đông không phải là vấn đề cốt lõi giữa hai siêu cường nên Bắc Kinh đã không nắm bắt được tất cả những tín hiệu khác biệt đến từ Mỹ. Theo truyền thống, Hạm đội 7 Thái Bình Dương nói riêng và Hải quân Mỹ nói chung có vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ. Đó là lý do Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương luôn là người của Hải quân Mỹ.
Đối với Hải quân Mỹ, Biển Đông thực sự là vấn đề quan trọng có tính then chốt. Một trong những phát biểu của quan chức Hải quân Mỹ được chú ý nhất là của Đô đốc Harry Harris tại ASPI vào tháng 3/2015 về "thành lũy cát" của Trung Quốc.
Giới phân tích nhận định từ quan điểm mà Hải quân Mỹ thể hiện về vấn đề Biển Đông có thể thấy đánh giá của Mỹ là hoàn toàn được hiểu theo nghĩa đen. Washington có thể nhận thức về quan hệ kinh tế Mỹ - Trung nhưng không vì thế mà bỏ qua sự nghiêm trọng trong vấn đề Biển Đông, một lợi ích chiến lược to lớn không thua kém quan hệ với Trung Quốc.
Về vấn đề này, Dobell cho rằng Trung Quốc cần phải cân nhắc câu hỏi của giáo sư Nick Bisley của Viện Quan hệ Quốc tế, Đại học La Trobe, Australia rằng "Tại sao Mỹ lại chấp nhận rủi ro trong quan hệ Mỹ - Trung để chỉ trích vấn đề đá, đá ngầm và đảo nhân tạo?"
Theo Nick, Trung Quốc đã "thực sự ngạc nhiên khi Mỹ tỏ thái độ cương quyết" trong vấn đề Biển Đông. Thực ra, đơn giản là Bắc Kinh đã không đánh giá đúng mức cách thức mà Mỹ cân bằng lợi ích và xác định lợi ích chiến lược. Ông cũng cho rằng Bắc Kinh nên đọc lại bài phát biểu của đô đốc Harris tại ASPI. Thời điểm đưa ra phát biểu về "thành lũy cát", Harris là tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, nhưng giờ ông đã thăng chức, thành tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương. Khi diễn giải phía bên kia đang nói gì, "điều quan trọng là cần phải nhìn nhận ai đang nói gì và họ nắm quyền lực gì để thực thi lời nói của mình", Nick gửi gắm tới Bắc Kinh

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Phía sau bức ảnh gây phẫn nộ: Cậu bé bị dúi đầu vào chum nước tiểu vì ăn trộm dừa

Cách đây hơn 1 ngày, những bức ảnh ghi lại cảnh tượng 1 cậu bé bị tra tấn dã man vì được cho là đã ăn cắp 1 trái dừa đã được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng Việt Nam. Trên thực tế, sự việc gây phẫn nộ này đã xảy ra tại Campuchia vào tháng 8/2014.

Cách đây hơn 1 ngày, những bức ảnh ghi lại cảnh tượng 1 cậu bé bị đánh đập, tra tấn dã man vì được cho là đã ăn cắp 1 trái dừa đã được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng Việt Nam, nhận được hàng chục nghìn lượt like và hàng nghìn comments, bày tỏ sự phẫn nộ.


Từ những bức ảnh có thể thấy, người đàn ông mặc chiếc quần kẻ, áo hồng đã nhẫn tâm túm tóc, dúi đầu 1 cậu bé gày gò, ốm yêu đang bị trói tay về phía sau vào chum nước đen ngòm, bẩn thỉu.


| Cân điện tử 60 kg | Cân điện tử 100 kg | Cân điện tử 150 kg | Cân điện tử 200 kg | Cân điện tử 300 kg

Những bức ảnh cho thấy cậu bé bị túm tóc, dúi đầu vào chum nước đen ngòm.

Chỉ sau gần 1 ngày được chia sẻ trên 1 trang Facebook cá nhân của người dùng mạng Việt Nam, những bức ảnh này đã thu hút gần 10.000 lượt "like", chia sẻ và gần 3.000 lượt bình luận. Hầu hết mọi người đều tỏ ra bất bình trước hành động dã man, vô nhân đạo của người đàn ông mặc áo hồng. 

Nhiều người dùng mạng Việt Nam vô cùng bức xúc khi thấy cậu bé bị hành hạ dã man.

Rất nhiều người đã lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ và cho rằng cho dù cậu bé có làm gì sai trái thì hành động của người đàn ông kia vẫn là quá độc ác và không thể chấp nhận được.

Một người dùng mạng nhận xét "Trong cuộc đời này có ai là không phạm phải sai lầm? Sao người đàn ông đó lại có thể đối xử dã man với 1 đứa trẻ như vậy? Cho dù cậu bé đó có phạm tội nhưng mình phải có tâm, có lòng vị tha để giáo dục giúp em ấy trở về con đường đúng đắn, lương thiện".

Cũng chung quan điểm trên, 1 người khác lên tiếng "Trẻ con còn dại. Chỉ vì lấy 1, 2 trái dừa mà hành hạ con người ta đến mức như vậy quả thực là quá độc ác. Mong sớm tìm ra danh tính của người đàn ông đó để cơ quan chức năng có thể xử lý đúng người, đúng tội".

Ngoài những bình luận thể hiện sự bức xúc, nhiều người dùng mạng còn cho rằng sự việc này xảy ra tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, sự việc này thực ra đã xảy ra tại Campuchia vào cuối tháng 8/2014.  Vào thời điểm đó, dư luận Campuchia cũng đã sôi sục khi những bức ảnh này được đăng tải lên Facebook. 

Báo chí địa phương đưa tin sự việc xảy ra tại quận Pearang, tỉnh Prey Veng, Campuchia khi cậu bé 14 tuổi có tên Mon Veasna ăn trộm dừa và bị 2 người đàn ông có tên là Heng Dane (35 tuổi) và Heng Vanny (28 tuổi) bắt được. Sau đó, 2 người đàn ông này đã trói và dúi đầu cậu bé vào chum nước bẩn chứa cả nước tiểu để tưới cây. 

Ngay sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã nhanh chóng tìm hiểu và bắt giữ 2 người đàn ông vì tội hành hung trẻ vị thành niên.

Chân dung 2 người đàn ông độc ác bị lực lượng chức năng bắt giữ.

Ngoài ra, sau khi sự việc gây chấn động Campuchia, rất nhiều nhà hảo tâm đã cùng chung tay quyên góp tiền ủng hộ cậu bé nghèo đáng thương. Đặc biệt, Khai Prosith - 1 diễn viên nổi tiếng tại Campuchia vào những năm 1980, còn lên tiếng muốn nhận nuôi cậu bé 14 tuổi. "Sau khi nhìn những bức ảnh cậu bé bị tra tấn, tôi đã bật khóc và tôi đã tìm cách liên lạc với bạn bè để cùng giúp đỡ cậu bé", nam diễn viên cho biết

Đôi nam nữ đi xe Lexus bị tạt axít

Vừa bước vào ôtô, chưa kịp nổ máy phóng đi, bộ đôi đất Cảng bị tạt cả ca axít vào người gây bỏng nặng. Cả hai được chuyển lên Viện Bỏng quốc gia trong chiều 21/6.
xe.jpg
Xe của anh Trịnh Xuân Thanh được kéo về trụ sở công an phục vụ điều tra. Ảnh: Giang Chinh
Chiều 21/6, anh Trịnh Xuân Thanh (40 tuổi, trú quận Hồng Bàng) và chị Nguyễn Thị Bích Phượng (42 tuổi, trú quận Lê Chân, Hải Phòng) đi từ trong ngõ 346 Tô Hiệu ra ôtô Lexus để ngoài đường. Chiếc xe chưa kịp nổ máy thì bất ngờ hai thanh niên một nam, một nữ đi xe máy Dream lao tới. Người nam gọi cửa và bất ngờ tạt cả ca axít vào bên trong rồi phóng xe chạy trốn.
Bị bỏng nặng, anh Thanh và chị Phượng ôm mặt chạy vào nhà của một gia đình ven đường xối nước tẩy rửa. Cả hai sau đó được đưa đến Bệnh viện Đa khoa hữu nghị Việt - Tiệp Hải Phòng. Do các vết thương quá nghiêm trọng, đặc biệt anh Thanh bị axít tạt trực diện, có nguy cơ hỏng mắt, hai nạn nhân đã được chuyển lên Viện Bỏng quốc gia trong chiều 21/6.
Ông Trần Văn Thái, Tổ trưởng Tổ dân phố số 4, phường Hồ Nam, quận Lê Chân cho biết, chị Phượng sống độc thân tại số 47/312 Tô Hiệu và thường xuyên qua lại với anh Thanh. 
Vụ án đang được công an quận Lê Chân điều tra. Nguyên nhân tạt axít do đánh ghen bước đầu bị loại trừ

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Việt Nam thẩm vấn 8 người nghi cướp tàu chở dầu Malaysia

Cảnh sát biển và bộ đội biên phòng Việt Nam đang lấy lời khai của nhóm người bị tình nghi đã tham gia cướp chiếc tàu chở dầu của Malaysia khi họ lên đảo Thổ Chu khai báo gặp nạn trên biển sáng 19/6.
Trao đổi với VnExpress chiều 19/6, Thiếu tướng Ngô Ngọc Thu, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, sau khi tàu MT Orkim Harmony (quốc tịch Malaysia) mất tích trên vùng biển Đông Nam Á, Malaysia đã thông báo nhờ Việt Nam hỗ trợ. Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã điều 2 tàu ra khu vực giáp ranh vùng biển Campuchia, Thái Lan để tổ chức tìm kiếm. Phía Malaysia cũng đã điều tàu hải quân, cảnh sát biển và máy bay tìm kiếm.
tau1-2649-1434707748.jpg
Chiếc xuồng chở nhóm người nước ngoài vào đảo Thổ Chu. Ảnh: CSB.
Đến tối 18/6, con tàu được cho là đang ở ngoài khơi Việt Nam, cách đảo Thổ Chu khoảng 20 hải lý. Lực lượng chức năng đã dùng bộ đàm kêu gọi nhóm người có vũ trang đầu hàng. 8 người nghi là cướp đã lợi dụng đêm tối dùng xuồng cứu sinh trốn khỏi tàu.
Khoảng hơn 9h sáng 19/6, một chiếc xuồng chở 8 người nước ngoài đã vào đảo Thổ Chu khai báo gặp nạn trên biển. Ngay sau đó cảnh sát biển Việt Nam phối hợp với bộ đội biên phòng trên đảo đã tiến hành thẩm vấn, lấy lời khai. 
Trước đó, theo hải quân Malaysia, tàu MT Orkim Harmony, chở theo 6.000 tấn xăng và 22 thủy thủ,  khởi hành từ Malacca tới cảng Kuantan đã mất tích khi đang ở ngoài khơi Johor hôm 11/6. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, hải quân Malaysia xác định con tàu bị 8 người có dao và súng tấn công. Khi lên tàu chở dầu, nhóm người này đã khống chế, bắn bị thương một người và đánh bị thương 11 người khác.
Tàu Orkim Harmony được tìm thấy hôm 17/6 và đang trên đường về cảng Kuantan do hải quân Malaysia hộ tống.
Vụ việc đang được cảnh sát biển phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam và Malaysia điều tra làm rõ

Giá xăng tăng, dầu giảm

Trong khi giá xăng các loại tăng 280 đồng thì dầu giảm 280-290 đồng một lít kể từ 15h hôm nay.
Như vậy giá bán lẻ xăng RON 92 đang ngày càng tiến sát 21.000 đồng sau khi rời mốc này vào cuối tháng 11 năm ngoái. Giá dầu đang theo xu hướng ngược với giá xăng, tiếp tục giảm sau khi đã giảm nhẹ vào ngày 4/6 vừa qua.
Gia-5354-1434702444.jpg
Trước đó, Liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định cho phép các doanh nghiệp được điều chỉnh giá bán lẻ trong đó ấn định xăng RON 92 có giá bán không quá 20.711 đồng, trong khi xăng E5 không quá 20.381 đồng một lít. Đây là lần tăng giá xăng đầu tiên trong tháng 6 và là lần thứ hai trong vòng một tháng qua.
Như vậy, giá xăng hiện tại đắt hơn khoảng 5.000 đồng so với mức đáy đạt được vào cuối tháng một. Giá xăng giảm 2 lần trong tháng một và tăng trở lại, liên tiếp ba lần từ giữa tháng 3 đến nay. 
xang-JPG-1220-1434713480.jpg
Giá xăng tăng 3 lần liên tiếp. Ảnh: Quý Đoàn
Liên bộ cho biết trong vòng 15 ngày tính tới 18/6, giá xăng dầu thành phẩm vẫn ở mức cao, trong đó xăng RON 92 là 82,426 USD một thùng.
Tính ra tiền Việt sau khi cộng tất cả các loại thuế, phí, hoa hồng, lợi nhuận định mức, giá cơ sở xăng RON 92 cao hơn 1.322 đồng mỗi lít so với giá bán lẻ. Còn mức cao hơn của xăng E5 là 1.157 đồng.
Để hạn chế mức tăng giá bán lẻ, liên bộ cho biết đã giữ nguyên mức trích lập quỹ bình ổn xăng dầu trong khi tăng mức chi quỹ bình ổn với xăng RON 92 lên 1.047 đồng một lít và 882 đồng với xăng E5.
Từ đầu năm đến nay giá xăng đã 5 lần điều chỉnh, với 2 lần giảm và 3 lần tăng liên tiếp. Lần tăng gần đây nhất là một tháng trước, khi giá xăng đã tăng 1.200 đồng, lên 20.430 đồng (RON 92) một lít. Trong khi theo kỳ điều chỉnh mới nhất ngày 4/6 thì giá dầu giảm nhẹ còn xăng đứng yên.
Bắt đầu từ đầu tháng 5, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng được áp dụng tăng từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng một lít, dầu diesel từ 500 đồng lên 1.500 đồng. Cơ quan điều hành, ngược lại, đã tiến hành giảm thuế nhập khẩu và cam kết việc tăng thuế môi trường không ảnh hưởng tới giá bán lẻ

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Những phòng trọ nhỏ đến khó tin ẩn giấu trong lòng Tokyo hào nhoáng

Khác với một Tokyo hào nhoáng và đặc biệt trong con mắt bạn bè quốc tế, thế giới ngầm của thành phố này là những gian phòng nhỏ xíu với ván gỗ, không có cửa sổ và nằm lẩn khuất giữa 2 tầng của một tòa nhà nào đó.

Đó là nơi ở của những du khách bụi, những sinh viên, công nhân đang cố bám trụ lại thành đô Tokyo hoa lệ. Họ sống trong một không gian chật hẹp đến không tưởng, thậm chí không thể đứng thẳng người vì sẽ đụng đầu vào trần nhà, những căn phòng không có cửa ra vào, chỉ có những tấm ri đô mục nát để giữ gìn sự riêng tư.

Nằm trong dự án "Chân dung Tokyo" của nhiếp ảnh gia Kim Won, ông đã thực sư phải sống tại những căn phòng này trong quãng thời gian làm việc tại Nhật. Theo Kim, những căn phòng nhỏ xíu này chính là một phần văn hóa Nhật, mặt trái của nền kinh tế khổng lồ hàng đầu thế giới.

Trong suốt quãng thời gian lưu lại đây, sự ấm áp và lòng tốt của "láng giềng" chỉ cách xa nhau một tấm ván đã lay động tân hồn nhiếp ảnh gia, khiến Kim Won tạm quên đi những cao ốc rực sáng, biểu tượng cho sự giàu có của "thành đô phía đông" Tokyo.