Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Chăm mẹ chồng ốm- Chuyện khó mà dễ

Chị em thời hiện đại rất sợ sống chung với mẹ chồng. Sợ quan niệm khác biệt giữa hai thế hệ, sợ những gò bó trong sinh hoạt, hay những câu nói vô tình làm “rạn gáo, vỡ niêu”,… Bản thân tôi thì khác, có được sự yêu thương và hậu thuẫn của mẹ chồng là một sự may mắn vô cùng lớn. Câu chuyện tôi kể dưới đây sẽ giúp chị em xóa bỏ định kiến về mối quan hệ này và có thể coi là một kinh nghiệm nhỏ để trở thành nàng dâu thảo.

Yêu và cưới nhau sau 3 năm tìm hiểu, tôi bước về nhà chồng trong sự miễn cưỡng đồng ý của mẹ anh, bởi trong mắt bà tôi là đứa vụng về, chỉ biết công việc, không giỏi nội trợ, không phải là mẫu phụ nữ của gia đình.
Bố chồng tôi mất từ khi mẹ còn quá trẻ, một tay bà nuôi con khôn lớn với bao khó khăn của cuộc sống nên tính tình cũng có phần nóng nảy, bình thường mẹ cũng hay cáu bẳn chứ chưa nói đến những khi trái gió trở trời. Tôi hiểu những lo lắng suy nghĩ đó cũng là vì muốn tốt cho con trai. Vì yêu anh tôi tâm niệm mẹ anh cũng như mẹ mình, chỉ cần mình cố gắng, thành tâm, nhất định sẽ dành được tình cảm của mẹ.
Biết vậy nhưng công việc với tôi cũng là một phần không thể thiếu nên khi sống chung, bà vẫn là người đảm đương việc nội trợ. Nhất là từ khi có cu Bi, bà lại càng bận bịu hơn, một tay chăm cháu, một tay lo việc nhà. Mặc dù không một lời kêu than nhưng nhìn vẻ mặt mệt mỏi xen lẫn sự không hài lòng của bà, tôi thấy vô cùng áy náy, có một bức tường vô hình giữa tôi và bà đang ngày càng lớn và dày lên. Dường như chỉ thành tâm thôi thì chưa đủ, cần phải làm gì đó nhưng là làm gì đây? Và thế rồi mẹ chồng tôi ốm.
Nghe có vẻ vô lý khi nàng dâu thảo mừng vì mẹ chồng ốm nhưng tôi thầm cảm ơn vì trận ốm của bà mà tôi có cơ hội thể hiện tình cảm của mình, giúp mẹ hiểu tôi hơn.
Mẹ đi khám được bác sĩ kết luận mắc chứng suy nhược cơ thể do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý (mẹ tôi là người khó ăn và có cơ địa khó hấp thụ thức ăn). Bác sĩ khuyên mẹ nên nằm điều dưỡng tại bệnh viện ít ngày nhưng mẹ nhất quyết không nghe vì sợ bệnh viện.
Được sự hậu thuẫn của chồng, tôi tìm công thức và bắt đầu làm món “canh cải cá rô” mẹ thích. Nhờ cu Bi bê cơm lại giường cho bà, tôi đứng nép ngoài cửa, rón rén và hồi hộp chờ đợi. Bà húp một thìa canh, mặt nhăn lại không biết vì đắng miệng hay vì tôi nấu chưa hợp khẩu vị? Rồi tôi thấy bà nhoẻn cười. Hôm sau có đồng nghiệp từ quê mang món bánh tẻ Vĩnh Phúc – cũng là quê mẹ chồng tôi – tới cơ quan mời mọi người. Nhớ ra có lần chồng kể chuyện mẹ thích ăn món này, tôi xin mấy cái để dành mang về, bà rất xúc động và say sưa kể cho tôi nghe những câu chuyện ngày xưa.
Mỗi tối đi làm về dành thời gian trò chuyện với bà nhiều hơn tôi mới biết vì dạ dày yếu nên mẹ sợ uống thuốc. Tôi lên mạng tìm kiếm thông tin, hỏi kinh nghiệm của các chị cùng cơ quan và qua sự tư vấn của một vài người bạn là bác sĩ tôi quyết định mua thêm Thực phẩm chức năng Koligin D, một dòng sản phẩm chiết xuất từ Nhân sâm, Linh chi, Nhung hươu và sữa Ong chúa của Hàn Quốc về bồi bổ cho mẹ. Thật may mắn, mẹ tôi cũng biết đến Koligin D vì đây là sản phẩm mà các bác trong câu lạc bộ Người cao tuổi của phố vẫn dùng và truyền tai nhau. Có thêm chân trọng là ông xã hỗ trợ, vừa kể chuyện tôi cất công đi chọn mua thuốc bổ cho mẹ, vừa khen là sản phẩm được bố mẹ các đồng nghiệp yêu thích nên mẹ tôi tin và chăm chỉ uống thuốc.
Sau một tháng mẹ tôi không những khỏe lên mà da dẻ còn hồng hào, trông lại có phần trẻ ra. Có hôm đi làm về tới cửa thấy bà ngồi nói chuyện với bác hàng xóm, khoe hộp thuốc bổ con dâu mua tặng với vẻ mặt đầy tự hào và không ngớt lời khen mà tôi thấy mát lòng mát dạ. Mẹ khỏe mạnh đỡ đần việc nhà và con cái nên vợ chồng tôi yên tâm lo cho công việc. Mỗi tối trở về căn nhà đầy ắp tiếng cười và sự yêu thương tôi thấy mình là người phụ nữ thật hạnh phúc.
Kết lại câu chuyện, tôi muốn nói với chị em rằng: không có gì là không thể, hãy hành động bằng tất cả sự chân thành, nó sẽ giúp xóa bỏ mọi khoảng cách dù là vô tận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét