Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

TQ: Lại nổ dữ dội ở khu công nghiệp hóa chất


Một vụ nổ lớn đã xảy ra đêm qua (31/8), tại một khu công nghiệp hóa chất thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Theo trang tin Sina, vụ nổ xảy ra vào khoảng 11 giờ đêm 31/8 tại một khu công nghiệp hóa chất ở thành phố Đông Dinh, tỉnh Sơn Đông. Một người chứng kiến đã quay lại vụ nổ và đăng tải đoạn video lên mạng xã hội, nhưng đã bị gõ bỏ ngay sau đó.
 TQ: Lại nổ dữ dội ở khu công nghiệp hóa chất - 1
Một quả cầu lửa khổng lồ bốc lên bầu trời ngay sau vụ nổ tại khu công nghiệp hóa chất ở thành phố Đông Dinh.
Đoạn video cho thấy một quả cầu lửa khổng lồ bốc lên bầu trời ngay sau vụ nổ. Hiện chưa rõ có thương vong về người hay không. Nguyên nhân của vụ nổ cũng chưa được tiết lộ.
Trước đó, ngày 22.8, nhà máy hóa chất đặt tại một ngôi làng phía Đông tỉnh Sơn Đông đã bất ngờ phát nổ làm 9 người bị thương.
Cách đây 2 tuần, một vụ nổ lớn xảy ra tại nhà kho chứa hóa chất tại thành phố cảng Thiên Tân. Các nhà chức trách ngày 31/8 cho biết, số người thiệt mạng trong vụ nổ này đã tăng lên con số 158 và 15 người vẫn đang mất tích.
Vụ nổ kho hóa chất ở Thiên Tân là một trong những tai nạn công nghiệp tồi tệ nhất tại Trung Quốc trong nhiều năm gần đây. Cơ quan điều tra đã bắt giữ 12 quan chức của công ty hóa chất và 11 quan chức chính phủ liên quan tới sự việc

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Malaysia bắt 24 ngư dân Việt Nam

24 người Việt Nam cùng 4 tàu cá bị giới chức Malaysia bắt giữ với cáo buộc đánh bắt trái phép.
ngudan-8017-1401163473-3034-1440917510.j
Tàu cá của ngư dân Việt Nam. Ảnh minh họa: Nguyễn Đông
The Star dẫn lời thiếu tá Mohamad Zainal, thuộc Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) cho hay các tàu cá Việt Nam bị chặn lại ở cách bờ biển nước này 118 hải lý hôm 27/8.
"Các tàu chở một lượng cá khoảng 2 tấn và 12.000 lít dầu diesel", ông Zainal nói.
Ông cho rằng 4 tàu cá không có giấy phép hoạt động trong vùng biển Malaysia và các ngư dân trên sử dụng công cụ đánh bắt trái phép
.

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Để người lao động sống được bằng lương?

TTO - Gần 20% người lao động được hỏi cho biết thu nhập của họ không đủ sống, hơn 30% khác cho rằng phải chi tiêu tằn tiện và rất tiết kiệm.

   Đồ họa: TẤN ĐẠT
Đồ họa: TẤN ĐẠT
Đó là kết quả khảo sát thực tế do Tổng liên đoàn Lao động VN thực hiện năm 2015. Khảo sát cho thấy mức chi tiêu trung bình của người lao động (có nuôi con) là 4,247 triệu đồng/tháng, bao gồm các chi phí dành cho thuê nhà, tiền điện, tiền nước, gửi con cho nhà trẻ, lương thực thực phẩm.
Tuy nhiên, tiền lương trung bình (theo thời gian và khoán sản phẩm theo giờ chuẩn quy định) chỉ là 3,817 triệu đồng/tháng.
Tăng giờ làm thì mọi thứ chỉ vừa sát nút
Chị Mỹ An, công nhân một công ty may mặc, chia sẻ chị phải tiết kiệm lắm mới đủ chi tiêu những thứ cơ bản nhất, đừng nói chi đến tiền tiết kiệm.
Gần như chị Mỹ An phải tăng ca mỗi ngày mới có thêm 2-3 triệu đồng/tháng để chi trả thêm các khoản sinh hoạt cơ bản nhất.
“Mọi thứ chỉ vừa sát nút, bữa cơm nói thật là chưa bao giờ đủ chất dinh dưỡng. Sắp tới tôi còn có con nhỏ, sẽ không thể tăng ca nữa, hai vợ chồng phải tính thật kỹ nếu không chắc chắn thiếu trước hụt sau”, chị An cho biết.
Cũng tăng ca mỗi ngày như chị Mỹ An, anh Huỳnh Lợi (Khu chế xuất Linh Trung) cho biết nếu không tăng ca thì không thể nuôi nổi bản thân, nói gì đến chuyện cưới vợ, sinh con.
“Ở thành phố mấy năm trời chứ tui có biết đường sá hay chỗ vui chơi gì đâu, ngày nào cũng đi làm, hết giờ làm là về ngủ lấy sức rồi”, anh Lợi nói.
Một chuyên gia về tiền lương nhận định với mức lương tối thiểu hiện nay, nhiều người phải chọn cách tăng ca để cải thiện thu nhập.
“Theo quy định thì không được tăng ca quá 30 tiếng nhưng thực tế có người lại tăng đến 60 tiếng/tháng. 60 tiếng tương đương với khoảng hơn một tuần làm việc thông thường (8 tiếng/ngày). Nghĩa là nếu tính thời gian thực, người lao động phải làm việc khoảng 5 tuần/tháng để kiếm đủ tiền trang trải”, chuyên gia này nhận định.

   Chị Lê Thị Thương - công nhân Công ty TNHH gốm sứ Kim Trúc, KCN Tân Bình (Q.Tân Bình, TP.HCM) - cho biết hiện tại với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng, chị phải trang trải đủ mọi thứ, từ tiền thuê trọ đến nuôi con ăn học, nên đến cuối tháng là không còn một đồng - Ảnh: Tiến Long
Chị Lê Thị Thương - công nhân Công ty TNHH gốm sứ Kim Trúc, KCN Tân Bình (Q.Tân Bình, TP.HCM) - cho biết hiện tại với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng, chị phải trang trải đủ mọi thứ, từ tiền thuê trọ đến nuôi con ăn học, nên đến cuối tháng là không còn một đồng - Ảnh: Tiến Long
Thạc sĩ Nguyễn Đình Thắng, phó chủ tịch công đoàn Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, cho biết thực tế mức lương tối thiểu vùng quá thấp, chỉ mới đáp ứng được khoảng 60-65% mức sống tối thiểu của người lao động.
Theo ông Đình Thắng, các khoản chi cơ bản của người lao động là ăn, mặc, thuê nhà trọ, gửi trẻ, chi phí cho con…
Vế vấn đề gửi trẻ, ông Thắng cho biết trong các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội hiện chưa có trường mầm non dành cho con công nhân lao động, do vậy nhiều người phải gửi con trường tư với giá rất cao, từ 1,1-2,5 triệu đồng/cháu/tháng.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao, đặc biệt là tiền điện (tăng lũy tiến) đã tác động trực tiếp đến đời sống của công nhân.
“Để bù lại các khoản chi phí, công nhân buộc phải làm thêm giờ để tăng thêm thu nhập, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động”, ông Thắng nói.
Không có tiền tiết kiệm, đó là điều chắc chắn
62,2% người lao động được hỏi trong khảo sát do Viện Công nhân và công đoàn thực hiện cho biết họ không có tiền tiết kiệm.
Anh Văn Quí, một công nhân ở Cà Mau, cho biết anh phải làm việc để nuôi vợ (đang thất nghiệp) và con nhỏ nên phải nỗ lực rất nhiều.
“Mức lương của tôi chỉ gọi là tạm đủ sống, nếu gia đình có ai bệnh tật hay cần chi tiêu gì phát sinh thì hoàn toàn không biết trông vào đâu. Lương thì thấp nhưng vật giá thì cứ leo thang liên tục, theo hoài cũng không kịp”, anh Quý chia sẻ

   Nhiều công nhân hiện phải tăng ca mới đủ chi phí để trang trải mức sống tối thiểu. Trong ảnh: công nhân rút tiền tại KCX Tân Thuận, Q.7, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng
Nhiều công nhân hiện phải tăng ca mới đủ chi phí để trang trải mức sống tối thiểu. Trong ảnh: công nhân rút tiền tại KCX Tân Thuận, Q.7, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng
Đại diện công đoàn  Công ty TNHH Toto VN cho rằng mức lương tối thiểu ở vùng I cũng cần phải tăng thêm 25% mới có thể đủ cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
Với mức lương tối thiểu vùng hiện tại, những lúc bệnh tật, ốm đau, bản thân người lao động, hoặc người thân trong gia đình phải đương đầu với khó khăn lớn.
Bên cạnh đó, bạn đọc cũng bày tỏ sự trăn trở về câu chuyện “té giá theo lương” của nhiều mặt hàng sinh hoạt.
Độc giả Tâm An trăn trở: “Bao năm rồi, tăng lương thì giá cả thị trường tăng, thậm trí rục rịch tăng trước lương. Tại sao cứ phải loay hoay với bài toán tăng lương (không theo quy luật tự nhiên) mà không tập trung ổn định giá cả? Dùng nguồn vốn tăng lương (nếu có) cho đầu tư phát triển tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh... quản lý điều tiết tốt giá dịch vụ công, điện nước, xăng, dầu giảm cân bằng với thu nhập. Đó là cách tăng lương tốt nhất cho người dân, phát triển ổn định cho đất nước. Kinh tế đi lên ắt lương sẽ tăng theo”.
Lương phải đảm bảo mức sống tối thiểu
Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong phân tích lương tối thiểu là tiêu chí, thước đo và động lực cho sự phát triển kinh tế, nhất là an sinh xã hội. Nó cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Lương phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động trong một khoảng thời gian với mức tiêu chuẩn dinh dưỡng nhất định, phải đảm bảo để không làm tăng giá thành của các chi phí sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên TS Nguyễn Minh Phong cũng nói thêm giữa hai đề nghị, tăng theo mức do đại diện người lao động hay theo mức do giới chủ sở hữu lao động, “chúng tôi cho rằng nên có sự dung hòa khoảng từ 13-15%. Nếu mức tăng dưới sàn (khoảng 10%) sẽ mất ý nghĩa do quá trình lạm phát, còn nếu đạt tới khoảng 17% có thể tạo ra áp lực cho doanh nghiệp.
Nếu tăng lương để đảm bảo mức sống tối thiểu mà một bộ phận người lao động khác phải mất việc do công ty giảm biên chế thì mục tiêu cao nhất của việc tăng lương sẽ bị hạn chế và sai lệch”, ông Phong phân tích.
Đồng tình với ý kiến này, một chuyên gia về tiền lương cho rằng nếu tăng mức lương tối thiểu lên quá cao thì sẽ tạo nên áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp, trong điều kiện kinh tế vừa mới phục hồi.
“Chúng tôi mong rằng sẽ có sự trao đổi thông tin sao cho tạo sự đồng thuận cao nhất không chỉ giữa đại diện doanh nghiệp, người lao động mà còn cần tiếng nói ủng hộ từ công luận”, ông Phong nhìn nhận.
Làm thêm 100 giờ/tháng
Tính trung bình các khoản thu nhập ngoài lương cơ bản như làm thêm giờ, trợ cấp, hỗ trợ (không kể ăn ca) chiếm từ 20-25% tổng thu nhập của người lao động. Tức là tiền lương cơ bản chiếm 75-80% thu nhập.
Dẫn chứng cụ thể, theo phiếu lương của một công nhân có thu nhập 4,690 triệu đồng, thì tiền làm thêm 48,5 giờ là 1,1 triệu đồng, tiền ăn ca 31 bữa là 465.000 đồng.
Tại một doanh nghiệp khác ở Khu chế xuất Linh trung I, để có thu nhập 6 triệu đồng, người lao động phải làm thêm gần 100 giờ/tháng.

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Xe chở băng chuyền hành lý đụng móp máy bay

Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết chuyến bay của hãng hàng không China Airlines (Đài Loan) ngày 27-8 đã bị hoãn vì bị xe chở hệ thống băng chuyền đụng, gây móp vỏ máy bay.
Chiếc xe chở băng chuyền để đưa hàng lý lên máy bay (thuộc Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất - TIAGS) khi áp vào máy bay đã đụng vào cửa hầm hàng của máy bay Boeing B777 mang số hiệu CI 782 dự kiến cất cánh lúc 10g50 sáng của hãng hàng không China Airlines sang Đài Bắc chuẩn bị cất cánh.
Va chạm gây hư hỏng máy bay nhưng không thiệt hại về người.
Cảng vụ hàng không miền Nam cho biết trong chiều 27-8 nhóm kỹ thuật viên của hãng này đã sang TP.HCM xem xét và đánh giá thiệt hại của chiếc máy bay này đồng thời hãng đã điều một máy bay lhasc sang chở gần 300 hành khách sang Đài Bắc.
Theo kế hoạch khoảng 0g45 ngày 28-8 máy bay của China Airlines mới sang đến TP.HCM đón khách.
Toàn bộ hành khách của chuyến bay đã được đưa về khách sạn nghỉ ngơi. Đến 1g45 sáng 28-8 mới khởi hành sang Đài Bắc.
Máy bay bị hư đã được kéo về công ty TNHH kỹ thuật máy bay sửa chữa.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Mùa Vu Lan: Lời nhắn của mẹ từ viện dưỡng lão

“Các con cứ yên tâm công tác, mẹ sống rất tốt. Các con sống vui vẻ, an lành là cách báo hiếu tốt nhất đối với mẹ”. Đó lời của một người mẹ gửi các con từ viện dưỡng lão khi mùa Vu Lan đến.
Mặc dù rất nhớ các con, nhưng bà Nguyễn Thị Lành (85 tuổi, Thái Bình) hiện đang ở Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Orihome – Hà Nội vẫn không muốn các con phải thường xuyên đến thăm mình. Đơn giản chỉ vì bà thương và tiếc tiền cho các con.
 Mùa Vu Lan: Lời nhắn của mẹ từ viện dưỡng lão - 1
 Các cụ nói, dù rất nhớ các con nhưng cũng kìm lòng để các con yên tâm làm việc
“Tôi có 5 người con, mỗi đứa một nơi: Sài Gòn, Gia Lai, Hải Phòng, Hà  Nội, Thái Bình. Đứa nào cũng bận rộn và rất vất vả. Dù ở đây buồn, và tôi rất nhớ các con nhưng chẳng dám than thở. Chỉ sợ các con lo lắng, mất công mất việc, tốn tiền”, bà Lành nói.
Bà cho biết, bà ở viện dưỡng lão cũng được 2 mùa Vu Lan. Mùa Vu Lan trước, lúc mới  vào vì còn nhiều bỡ  ngỡ nên các con cũng đến an ủi. Ở mùa thứ 2, dù các con chưa ai vào thăm nhưng bà cũng không phiền lòng.
Bà kể, ngày trước, khi các con bà chưa mỗi đứa một nơi, vào những ngày rằm, lễ Vu Lan hay Tết nguyên đán, gia đình bà thường làm một mâm cơm cả nhà cùng ăn, cùng trò chuyện. Đó là khoảng thời gian bà thấy vui vẻ và hạnhh phúc nhất.
“Giờ mỗi đứa một nơi, những đứa ở xa một năm mới gặp nhau một lần, tôi cũng thấy buồn. Dù nhớ các con tôi cũng chẳng dám than thở vì sợ chúng lo lắng,  lại mất công, mất việc”, bà Lành nói.
Kết thúc buổi trò chuyện, bà bảo, cho bà nhắn gửi đôi lời tới các con bà ở xa. Lời bà nhắn: “Các con cứ yên tâm công tác, mẹ sống rất tốt. Dù mùa Vu Lan này cả nhà mình không thể quây quần, đoàn tụ như những mùa trước, nhưng chỉ cần các con nhớ tới bố mẹ là mẹ rất vui. Các con sống vui vẻ, an lành là cách báo hiếu tốt nhất đối với mẹ”.
 Mùa Vu Lan: Lời nhắn của mẹ từ viện dưỡng lão - 2
Bà Lành: "Các con cứ yên tâm làm việc. Mẹ sống rất tốt"
Khác với tâm trạng của bà Lành, ông Nguyễn Ngọc Tâm (80 tuổi) lại rất vui vẻ khi nói về lễ Vu Lan. Ông cho biết, vì may mắn nhà ngay ở Hà Nội nên con cháu thường xuyên vào thăm ông. Vừa mới đây, các con ông bàn nhau sẽ làm một mâm cơm cúng rằm rồi đón ông về chung vui.
“Cứ một tuần đôi lần chúng vào thăm và mang nhiều đồ đến thăm tôi. Rằm này chúng sẽ đón tôi về, qua rằm, cả gia đình tôi sẽ đi đến Vũng Tàu chơi một chuyến”, ông vui vẻ khoe chuyện.
Hỏi ông về chuyện báo hiếu, ông Tâm cho biết, dù sức khỏe không được tốt, nhưng ông vẫn thường xuyên theo dõi tin tức trên báo chí. Có không ít những vụ án mà hung thủ còn quá trẻ, chỉ bằng tuổi các cháu của ông. Ông bảo, niềm vui lớn nhất của mỗi người làm cha, làm mẹ đó chính là được nhìn thấy con thành người. Việc gây ra những tội ác tày trời như thế, dù sau này có báo hiếu bao nhiêu đi chăng nữa cũng chẳng thể xoa dịu được nỗi buồn, nỗi đau của các đấng sinh thành.
“Vu Lan chỉ là một dịp nhắc nhở con cháu nhớ đến cha mẹ mình. Với tôi, dù con cháu không thể hằng ngày vào thăm, nhưng một tuần cũng đôi lần chúng rủ nhau đến, thế là vui rồi. Còn báo hiếu, thì chỉ cần chúng đừng làm điều ác với xã hội, anh em sống hòa thuận, biết chia sẻ với nhau…”, ông Tâm nói.
 Mùa Vu Lan: Lời nhắn của mẹ từ viện dưỡng lão - 3
Theo ông Nguyễn Ngọc Tâm, mùa Vu Lan chỉ là một dịp nhắc nhở con cháu nhớ đến cha mẹ mình
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, những ngày này ở một số viện dưỡng lão ở Hà Nội, cũng có rất ít con cháu đến thăm các cụ. Không khí ở những nơi này vẫn tĩnh lặng như lệ thường.
Tại Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng (Hà Nội), buổi sáng ngày 24.8 (tức ngày 11.7 Âm lịch) sau bữa sáng, các cụ lại tụ tập vào một phòng để nói chuyện cho khuây khỏa.
 Mùa Vu Lan: Lời nhắn của mẹ từ viện dưỡng lão - 4
Các cụ ở Trung tâm dưỡng lão DIên Hồng thường cùng nhau trò chuyện cho khuây khoả
Chia sẻ với phóng viên, cụ Đính (95 tuổi, Hà Nội) cho biết, hằng ngày những ai còn khỏe mạnh, minh mẫn thường ngồi cùng nhau trò chuyện, thỉnh thoảng mới có con cháu đến thăm. “Các con đều bận rộn cả. Ai chẳng mong các con đến, nhưng điều kiện thời gian không cho phép thì cũng không nên trách móc làm gì”
Còn tại Trung tâm chăm sóc người cao tuổi Orihome, bà Đỗ Hoàng Anh - Giám đốc Trung tâm cho biết, mùa Vu Lan này số lượng con cháu đến thăm các cụ không khác với nhiều so với những ngày thường.
 “Các cụ ở đây cũng chủ yếu ở Hà Nội nên ngày cuối tuần, con cháu các cụ vẫn vào chơi. Nhưng những ngày này cũng chỉ như những ngày bình thường khác. Có lẽ mọi người cũng đều bận rộn cả”, bà Anh nói

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng

Các tác phẩm sáng tác về chủ đề phong cảnh nổi bật tại cuộc thi nhiếp ảnh đẹp du lịch "Đà Nẵng trong tôi" vừa được BTC công bố và trao giải, sáng 23/8.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Bà Nà trong mây. Ảnh: Nguyễn Thị Thu Trang.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Tiên cảnh Bà Nà. Ảnh: Đào Quang Tuyên.
Tác phẩm Đêm Bà Nà của tác giả Huỳnh Văn Truyền - Giải Nhì
Đêm Bà Nà của tác giả Huỳnh Văn Truyền đoạt giải nhì.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Trở về. Ảnh: Nguyễn Công Lân.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Xuôi dòng Cu Đê. Ảnh: Võ Triều Hải.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Bản giao hưởng bình minh. Ảnh: Lê Huy Tuấn.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Biển xanh Non Nước. Ảnh: Đỗ Hữu Tiến.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Bình minh Sơn Trà. Ảnh: Nguyễn Trung Thu.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Chiều qua phố. Ảnh: Nguyễn Trung Thu.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Đua ghe truyền thống. Ảnh: Lê Thọ.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Đường cong sông Hàn. Ảnh: Lê Quang Thiện.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Lấp lánh sông Hàn. Ảnh: Đỗ Hữu Tiến.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Ảnh đoạt giải nhì Lưỡng long vọng nguyệt  của tác giả Nguyễn Trung Thu.
Tác phẩm Tự do giữa đại ngàn của tác giả Nguyễn Đăng Đệ - Giải Phong cảnh
Tác phẩm Tự do giữa đại ngàn của tác giả Nguyễn Đăng Đệ đoạt giải Phong cảnh.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Mắt phố. Ảnh: Quảng Bá Hải.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Màu chiều. Ảnh: Lê Huy Tuấn.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Bức ảnh đoạt giải "Sự kiện và lễ hội" mang tên Ngày 29/4 của Huỳnh Văn Truyền.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Ngày mới. Ảnh: Võ Văn Ánh.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Sông Hàn nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Trung Thu.
Những khoảnh khắc tuyệt đẹp về Đà Nẵng
Thuyền về. Ảnh: Trịnh Thu Nguyệt.
Cuộc thi Ảnh đẹp Du lịch “Đà Nẵng trong tôi” 2015 diễn ra trong khoảng 6 tháng thu hút hơn 98 tác giả với 936 tác phẩm bao gồm 542 tác phẩm thể loại phong cảnh, 192 tác phẩm sự kiện và lễ hội, 202 tác phẩm khoảnh khắc cuộc sống.