Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Cân ô tô điện tử 60 tấn

Hãng sản xuất:
Cân ô tô kiểu chìm Model SCF - 60 Tấn
  1. 1. ĐẶC ĐIỄM CHUNG : SCF-60- Tổng cục TCĐLCL phê duyệt mẫu số: 009-2010
    - Loại cân : Nổi – Nhiều modul dễ di chuyển và lắp ráp
    - Cân đạt cấp chính xác 3 TCVN, ĐLVN13:2009 hay Class 3 theo tiêu chuẩn Quốc tế OIML – R76
    - Khả năng cân tối đa ( Max) : 20, 30, 40, 50, 60,70 ,80, 120,150 Tấn.
    - Quá tải an toàn: 150 %.  Phân độ chia ( d) : 5kg~20kg
    - Kích thước bàn cân (m): 3x6, 3x8, 3x12, 3x14, 3x15, 3x 16, 3x18.
    - Giao hàng tận nơi, hoặc gia công tại nơi đặt cân. Thời gian giao hàng: 30 ngày từ khi ký hợp đồng.
    Thời gian giao hàng: 20 ngày hoặc nhanh hơn.
Thời gian bảo hành: + 5 năm cho bàn cân ( Sơn bảo dưởng bàn cân miển phí 1 lần trong thời gian bảo hành)
+ 2 năm cho thiết bị điện tử.
2. DANH MỤC THIẾT BỊ LẮP ĐẶT: Tiêu Chuẩn hoặc ( Quý khách hàng có thể thay đổi linh kiện theo nhu cầu và điều kiện tài chính của công ty.)
- 04, 06, 08 hoặc 10 bộ loadcell : ZSFI, Zemic-Hà Lan,  tùy theo độ dài bàn cân
- 01 Đầu cân : AD 4329 – Japan hoặc 8142 Pro – Mỹ
- 01 Bộ Kết nối: Zemic-Hà Lan.
- 01 Bộ cáp kết nối Korea
- 01 Màn  hình phụ bằng LED đỏ : Do Cty cân điện tử G7 sản xuất.
- 01 bàn cân thép: Cty TNHH thiết bị đo lường G7.
3, DANH MỤC KHUYẾN MÃI:- 01 Bộ chống sét 75KA, OBO- Germany.
- Ổn áp 1000VA, Lioa- Việt Nam.
- Bản vẽ xây dựng nền móng ( cung cấp ngay khi ký hợp đồng)
- Phần mềm quản lý theo tiêu chuẩn chung của G7.
- Sơn bảo dưởng bàn cân 1 lần trong thời gian bảo hành.
4. DANH MỤC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN: :
- Thiết kế gia công cơ khí, lắp phần điện , điện tử, vận chuyển và lắp đặt.
- Kiểm định và cấp phép hoạt động của cơ quan tiêu chuẩn Đo lường chất lượng nhà nước.
- Hướng dẫn sử dụng nguyên lý hoạt động , kiểm tra  chương trình vận hành hệ thống cân.
- Hường đãn sử dụngphần mền quản lý, truy xuất số liệu, in ấn. Hướng dẫn bảo quản bảo dưỡng cân.
5. THÔNG SỐ CẢM BIẾN LỰC : HM9B, Zemic Netherlands.
- Độ chính xác OIML R60 C3
- Đầu ra nhạy cảm (= FS) mV / V 2,0 ± 0,02
- Công suất tối đa (Emax):  10, 20, 30, 40, 50T.
- Quá tải an toàn của Emax 150%  Quá tải tối đa của Emax 300%
- Cân bằng  điểm Zero:  FS ≤ ± 1,5%
- Nhiệt độ, vận  hành ° C -35 ~ +65 ° C
- Vật liệu chế tạo: Thép không rỉ .Bảo vệ sự xâm nhập (theo EN 60529) IP68
- Hoạt động tốt trong môi trường công nghiệp, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thường xuyên.
. THÔNG SỐ ĐẦU HIỂN THỊ : AD 4329 - Japan
- Màn hình hiển thị : 8142 Pro đoạn  xanh . Độ phân giải : 1/50.000.000
- Tự động hoặc lưu giữ dữ liệu bằng tay.
- Nhiệt độ, vận  hành ° C -10 ~ +40 ° C
- Nguồn điện sử dụng : 100V/240V AC , 45 -65 Hz, 30VA
- Có hai ngõ ra RS232 để đưa dữ liệu sang máy tính và máy in
- Kết nối với 16 load cell
- Hoạt động tốt trong môi trường công nghiệp, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thường xuyên.
7. DANH MỤC PHỤ KIỆN: Chúng tôi chỉ kiến nghị, Quý khách có thể mua thêm hoặc có sẳn, hoặc không dùng.
- Máy vi tính (  Inter Dualcore 5300, 2,2GHz, HĐ 160GB, Ram 1G, LCD 16,6” )
- Máy in laser hoặc máy in kim ( HP hay Epson )
- Bộ lưu điện USP 1000VA ( Santak –USA)
8. THÔNG SỐ BÀN CÂN: :
- Dầm chính bàn cân: thép  I -300 nhập khẩu hoặc thép U-300 nhập khẩu Nga hoặc Korea
- Mặt bàn cân: thép tấm 8 ly cho cân dưới 50T,  10 ly  cho cân  trên 50T
- Sản xuất tại : Bàn cân thiết kế theo công nghệ  của METTLER TOLEDO
- Hộp kết nối và hệ thống cáp điện đến các loadcell được thiết kế nằm gọn trong sườn cân
- Bàn cân được thiết kế, sản xuất để chịu lực xung ở cường độ cao, hệ số an toàn lớn đảm bảo  khả năng chịu tải đồng thời tạo tính thẩm mỹ cho bàn cân .
-Bộ chống dao động ngang dọc. Bộ mounting kit kèm theo loadcell.

Ưu điểm kiểu cân chìm :- Chiếm ít diện tích đất nhà máy (lựa chọn hàng đầu cho những công ty có vị trí đất hẹp).
- Xe lên cân di chuyển dễ dàng
- Không làm ảnh hưởng đến cảnh quan của nhà máy.
- Khó bảo trì, bảo dưỡng cân.
- Hầm cân chìm chi phí xây dựng lớn, phải xy dựng hệ thống thoát nước và máy bơm tự động tránh nước ngập hầm cân.
- Phải làm vệ sinh thường kỳ do rác, bùn đất rơi xuống, dể bị chuột làm tổ và cắn đứt dây tín hiệu cân.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Vì sao Việt Nam không có tỉ phú công nghiệp?

Ngành công nghiệp VN không phát triển được, thậm chí tụt hậu là do có những chủ trương được bàn luận quá lâu.
Công nghệ mía đường, xi măng lò đứng nhập của Trung Quốc là một ví dụ khiến Việt Nam phải trả giá đắt.” Đó là nhận định của nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (cũ) Lương Văn Tự tại diễn đàn “Sản xuất và Công nghiệp Việt Nam (VN) 2016”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN phối hợp Bộ Công Thương, Bộ KH&ĐT… tổ chức ngày 21-4.
Mất 10 năm bàn… chủ trương!
Ông Tự cho rằng một lý do quan trọng khiến các ngành công nghiệp VN không phát triển được, thậm chí tụt hậu là do có những chủ trương được bàn luận quá lâu. Chẳng hạn như việc xây nhà máy lọc dầu. “Lúc đầu chúng ta định đặt ở Vũng Tàu. Nhưng bàn mãi chủ trương, tới 10 năm sau mới quyết định đầu tư, chuyển về Dung Quất. Trong khi đó, công nghệ lọc hóa dầu của thế giới trong 10 năm ấy đã có những bước tiến vượt bậc. 10 năm ấy khiến nhiều cơ hội thu lợi nhuận từ việc lọc dầu đã bị bỏ lỡ” - ông Tự tiếc nuối.
Hơn nữa, với tình hình biến động rất nhanh của công nghệ trên thế giới, ông Tự chỉ ra rằng các nước có xu hướng bán công nghệ cũ với giá rẻ và chiết khấu hoa hồng cao cho nước nhập khẩu. “Mỗi lần nhập công nghệ cũ, VN sẽ tụt hậu so với thế giới từ 15 đến 20 năm” - ông Tự nhận định.
Ngành công nghiệp VN không phát triển được, thậm chí tụt hậu là do có những chủ trương được bàn luận quá lâu.
Lấy một ví dụ khác là ngành cơ khí, luyện thép, ông Tự nhận xét VN cứ loay hoay trong việc tìm đường hướng phát triển. Ông nói: “Trước đây khi chúng ta phải giải quyết những nhà máy cơ khí, luyện thép không hiệu quả thì thế giới đã chuyển sang ngành công nghệ cao từ lâu rồi”.
Từng chủ trì cuộc tổng kết 30 năm phát triển kinh tế VN, Viện trưởng Viện Kinh tế VN Trần Đình Thiên đúc kết những ngành công nghiệp cốt lõi cho công nghiệp nói chung là chế biến, chế tạo trong 30 năm chỉ tăng được 1,6%. “Trong thời đại công nghệ cao mà tỉ lệ tăng trưởng chế biến, chế tạo chỉ tăng 1,6% thì công nghiệp VN đứng im hay thụt lùi? Tại sao công nghiệp xây dựng lại tăng tới 16%? Tại sao công nghiệp VN vẫn yếu?” - ông Thiên tự hỏi và trả lời: “Là bởi vì VN chỉ thích phát triển công nghiệp xây dựng, khai khoáng và gia công. Còn lĩnh vực cốt lõi cho tương lai là chế biến, chế tạo thì rất yếu”.
Vì những lẽ đó, ông Thiên cho rằng VN chỉ cần đuổi theo Thái Lan bây giờ cũng đã… mệt rồi, phải mất mấy chục năm nữa mới kịp. Đáng tiếc là cách thức VN đuổi theo Thái Lan cũng chưa được định hình.
Vì sao Việt Nam không có tỉ phú công nghiệp? - 1
Dây chuyền sản xuất cơ khí chính xác của Công ty Nidec Tosok tại Khu Công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: Hữu Luận
Không có tỉ phú công nghiệp
Phát biểu tại diễn đàn, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen, tổng kết: “Các tỉ phú của VN hầu hết là các đại gia bất động sản và chứng khoán chứ không phải nhà công nghiệp. Hơn nữa, không ít đại gia hiện nay đang làm giàu bằng mọi giá, trong khi lẽ ra phải tạo ra giá trị sau đó mới đến lợi nhuận”.
Nói thêm về điều này, ông Thiên lý giải: “Các tập đoàn nhà nước không đi vào những ngành công nghiệp, công nghệ mà chủ yếu vẫn là khai thác tài nguyên. Trong khi tài nguyên thì “ăn” sắp hết, lao động giá rẻ cũng chẳng còn mấy”.
Ông Lương Văn Tự thì nhìn nhận đặc điểm của VN là vốn ít, cho vay trung và dài hạn không nhiều. Không chỉ vậy, trong khi thế giới khi vay trung và dài hạn lãi suất thấp nhưng VN thì lại toàn ngược với thế giới, lãi suất trung và dài hạn rất cao.
“Chúng ta cứ trách các nhà công nghiệp không đầu tư dài hạn nhưng nếu vay nóng mà đầu tư dài hạn thì chắc chắn sẽ lỗ. Đây là những điều VN phải xem xét để giải quyết vấn đề vốn, công nghệ, nghiên cứu”.
Ông Tự dẫn chứng, để Nokia trở thành thương hiệu điện thoại di động hàng đầu thế giới, trong 20 năm họ phải dành 25% lợi nhuận cho nghiên cứu. Thế nhưng họ ngừng đầu tư thì Samsung lại thay thế. Năm 1972, Samsung sang VN mua than, còn hiện nay Samsung đầu tư nhà máy điện thoại di động hàng đầu thế giới tại VN.
“Chân phải đang teo”
Để công nghiệp VN phát triển, nhiều đại biểu nhấn mạnh cần phải xem lại cấu trúc doanh nghiệp (DN) VN, nhất là phải xem trọng khu vực kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là nền tảng.
“Ngay cả Luật Đầu tư cũng cần được rà soát để các DN trong và ngoài nước được đối xử công bằng, bình đẳng. Đồng thời, các nhà công nghiệp cần phải liên kết, liên minh để tạo ra chuỗi giá trị cao. Ví dụ liên kết vận tải kém như hiện nay sẽ làm chi phí logistic chiếm tới 20% GDP, làm sao cạnh tranh được!”.
Ông Thiên rất quyết liệt đề xuất phải xem lại cấu trúc DN: “Cấu trúc DN thì cần phải có cả DN nội địa và đầu tư nước ngoài. Trong DN nội địa thì phải lấy công ty tư nhân làm nền tảng. Trong công nghiệp thì tư nhân là quyết định, các tập đoàn tư nhân là trụ cột. Các DN nhà nước dù rất quan trọng nhưng không nhất thiết phải là trụ cột”.
Một cách ví von, ông Lê Phước Vũ nói: “Bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần đầu tư nước ngoài. Song phải xác định nền kinh tế như một cơ thể, công ty trong nước là chân phải, công ty nước ngoài là chân trái. Hai chân đi đều mới bền vững, trong khi chân phải vẫn còn bị teo”.
Ông Vũ chia sẻ rằng các nhà công nghiệp, cũng như cộng đồng DN VN hiện nay cần một sự khích lệ từ Chính phủ, đồng thời cần một cơ chế hành chính thông thoáng, tránh nhũng nhiễu, chủ quan từ những cán bộ công vụ làm khó kinh doanh. “Điều này chỉ có thể có được khi chính phủ trở thành chính phủ phục vụ” - ông Vũ nói

Hà Nội: Sự thật tin đồn đâm chém kinh hoàng khiến 50 người thiệt mạng trong quán bar ở Tạ Hiện

Trước tin đồn nam thanh niên đăng tải trên facebook nói về vụ đâm chém kinh hoàng trong một quán bar trên phố Tạ Hiện (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) khiến nhiều người thương vong, người dân sống gần khu vực khẳng định không có vụ việc trên.


Đêm 21, rạng sáng ngày 22/4, mạng xã hội xôn xao trước việc một nam thanh niên đăng tải thông tin vụ đâm chém tại một quán bar trên phố Tạ Hiện, Hà Nội. 
Theo đó, trên trang cá nhân của một người có tên H.T.E. đăng tải thông tin: "Tạ Hiện có biến, đâm chém khủng khiếp trong bar, khiến 50 người thiệt mạng, số còn lại mang đi cấp cứu, hiện công an đang giải quyết tàn tro". Kèm theo đó là hình ảnh nhiều người tụ tập trước quán bar. Một cô gái trẻ được đưa ra ngoài. Ngay sau khi thông tin trên được đăng tải đã khiến nhiều người bàng hoàng.
Hà Nội: Sự thật tin đồn đâm chém kinh hoàng khiến 50 người thiệt mạng trong quán bar ở Tạ Hiện - Ảnh 2.
Đoạn chia sẻ của H.T.E khiến cộng đồng mạng hoang mang.
Tuy nhiên, qua xác minh, thông tin trên là hoàn toàn sai sự thật. Liên quan đến vụ việc, sáng nay chúng tôi đã đến quán bar trên để xác minh. Hiện quán bar vẫn mở cửa và hoạt động bình thường.
Hà Nội: Sự thật tin đồn đâm chém kinh hoàng khiến 50 người thiệt mạng trong quán bar ở Tạ Hiện - Ảnh 3.
Một cô gái trẻ đang được đưa ra khỏi quán bar. Ảnh:Facebook

Khi hỏi thông tin, người dân sống quanh khu vực đều khẳng định thông tin trên hoàn toàn sai. Đại diện quán bar nơi được cho xảy ra sự việc cho biết, đó chỉ là 1 va chạm nhỏ giữa khách đến chơi (có thể do ghen tuông), công an ngay lập tức có mặt xử lý. Nạn nhân là một cô gái trẻ bị thương nhẹ ở vùng mắt, có thể do bị ném cốc vào mắt và đã được nhân viên quán bar này đưa đi bệnh viện.
Hà Nội: Sự thật tin đồn đâm chém kinh hoàng khiến 50 người thiệt mạng trong quán bar ở Tạ Hiện - Ảnh 4.
Quán bar đã trở lại hoạt động bình thường.
Vị đại diện quán bar cũng cho biết: "Những tin đồn trên mạng là không chính xác, mong quý khách luôn luôn ủng hộ và tin tưởng vào quán".
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ công an phường Hàng Buồm cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin có va chạm ở quán bar, phường đã cử cán bộ xuống làm việc và xác định có xảy ra mâu thuẫn dẫn đến to tiếng trong quán bar nhưng không có chuyện nhiều người thiệt mạng như thông tin đăng tải trên mạng. Hiện, công an phường đang tạm giữ một đối tượng để điều tra.

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Tăng giá dầu, xăng giữ nguyên

Liên bộ Công Thương – Tài chính vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối giữ giá bán lẻ mặt hàng xăng, đồng thời tăng giá bán dầu diesel và madút từ 16h hôm nay.

Theo tính toán của nhà điều hành, trong chu kỳ tính giá 15 ngày gần nhất, bình quân mỗi thùng xăng RON 92 có giá gần 50,4 USD một thùng, giảm khoảng 0,8 USD một thùng so với chu kỳ trước đó. Con số này tương đương giá cơ sở là 15.579 đồng mỗi lít xăng, vẫn cao hơn so với giá bán lẻ 14.940 đồng một lít.
Trước diễn biến này, cơ quan điều hành quyết định giảm mức sử dụng quỹ bình ổn từ 800 đồng, xuống còn 639 đồng một lít đối với xăng và giữ nguyên giá bán.
Với dầu diesel, ngoài việc giá cơ sở tăng 43 đồng so với trước, nhà điều hành cũng quyết định giảm trích quỹ bình ổn từ 1.017 đồng xuống 560 đồng một lít. Do đó giá bán lẻ cũng tăng tương ứng 500 đồng, lên mức tối đa 10.373 đồng một lít. Tương tự, dầu madút cũng không còn được chi quỹ bình ổn, tăng giá 335 đồng, lên 7.560 đồng một kg.
Bảng giá được Tập đoàn Xăng dầu (Petrolimex) áp dụng phổ biến
từ 16h ngày 20/4
Mặt hàngGiá
Xăng RON 9515.640
Xăng RON 9214.940
Xăng E514.440
Dầu diesel10.370
Dầu hỏa8.900
Dầu madút7.560
Đơn vị: đồng / lít, kg
Trước đó một ngày, trao đổi với VnExpress đại diện một doanh nghiệp đầu mối cho rằng nếu giữ nguyên các công cụ thuế, quỹ bình ổn thì giá xăng có cơ hội giảm khoảng 300 đồng mỗi lít.
“Tuy nhiên, trong lần điều chỉnh gần nhất, cơ quan quản lý vẫn cho xả quỹ 800 đồng mỗi lít với xăng để bù vào phần giá cơ sở đang cao hơn. Trong khi đó, trong những tháng gần đây, quỹ bình ổn đang giảm nhanh nên rất có thể lần này, Liên bộ sẽ tiếp tục giảm mức xả quỹ để giá cơ sở về sát giá bán. Do vậy, giá xăng khó giảm trong ngày 20/4”, vị này nhận định
.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Hỗn loạn ở đền Hùng, xếp hàng sau động đất ở Nhật và chiến dịch nâng cao hình ảnh du khách Việt...

Người Nhật giữ vững kỷ luật ngay cả khi đang đối mặt với thảm họa, còn chúng ta, vẫn cứ phải đối mặt với cảnh xô đẩy, chen lấn chẳng hàng lối trong mỗi mùa lễ hội, mỗi chuyến đi chơi?


1. Ngày 16/04 tại Hà Nội, đã diễn ra chiến dịch nâng cao chất lượng du khách người Việt khi đi công tác du lịch ở nước ngoài. Người ta muốn du khách Việt ai cũng có ý thức, ai cũng biết vứt rác đúng chỗ, nói chuyện văn minh, biết xếp hàng và biết nhẫn nại, để khiến hình ảnh du khách Việt Nam trở nên đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế. 
2. Cùng ngày hôm đó, là những tin tức hình ảnh về lễ hội đền Hùng. Hơn 7 triệu du khách đổ về nơi đây, vừa tìm về cội nguồn đất nước, vừa là cách tận hưởng ngày đầu tiên của kì nghỉ lề. Tưởng rằng đây sẽ là một lễ hội tuyệt vời.
Nhưng không...
Nhan nhản là những mẩu tin về sự chen chúc, những tiếng thét thất thanh của trẻ nhỏ người già, những đối tượng đáng ra phải được ưu tiên thì bị chèn ép không thương tiếc. Người ta ca ngợi chiến công cứu trẻ nhỏ ra khỏi đám đông, hoảng hốt trước cảnh dòng người ùn ùn chạy đua, xô đẩy.
Không chỉ ở lễ hội Đền Hùng, mà hình ảnh chen lấn có thể gặp ở bất cứ đâu.
Đó là đỉnh Chùa Đồng, Yên Tử. Đó là lễ rước ấn đền Trần, nơi hàng nghìn con người xâu xé nhau chỉ để được hưởng lộc tổ. 
Đó là những chuyến du lịch trong kì nghỉ dài, mà khi đến bất cứ địa danh nào, cũng dễ dàng bắt gặp cảnh xô đẩy, giành giật, không hàng lối, không trước sau. 
Hẳn nhiều người cùng suy nghĩ giống tôi, "Dân mình đang đi trẩy hội, đi hưởng nghỉ lễ hay là đi hành xác thế?".
Hỗn loạn ở đền Hùng, xếp hàng sau động đất ở Nhật và chiến dịch nâng cao hình ảnh du khách Việt... - Ảnh 1.
3. Ngày 14/04, Nhật Bản hứng chịu cơn động đất 6.5 độ Richter làm 9 người chết và 950 người bị thương. Đến 16/04, lại thêm một cơn động đất 7.3 độ Richter khác tấn công đảo Kyushu làm chết 41 người, làm bị thương hàng nghìn người.
Những hình ảnh người Việt chen lấn kinh hoàng khi đi lễ và người Nhật xếp hàng chờ cứu trợ, xuất hiện cùng nhau trên mặt báo, và hoàn toàn trái ngược...
Hỗn loạn ở đền Hùng, xếp hàng sau động đất ở Nhật và chiến dịch nâng cao hình ảnh du khách Việt... - Ảnh 2.
 Hình ảnh người dân Nhật xếp hàng chờ cứu trợ trong thảm họa động đất vừa qua. 
Trong thời điểm loạn lạc, người Nhật vẫn chấp nhận đứng xếp hàng dài dằng dặc, có khi phải đứng hàng tiếng đồng hồ để lấy nước, lấy thực phẩm cứu trợ. Trong khi ở lễ hội, chúng ta chen chúc nhau, xô đẩy nhau, chúng ta chẳng ngại làm thương tổn con trẻ hay người già. Tiếng khóc thét của phụ nữ, trẻ em chẳng ngăn được người ta điên cuồng luồn lách.
Hỗn loạn ở đền Hùng, xếp hàng sau động đất ở Nhật và chiến dịch nâng cao hình ảnh du khách Việt... - Ảnh 3.
 Người dân Nhật xếp hàng trong vụ thảm họa kép năm 2011
Nhật Bản như một đứa con ghẻ của tự nhiên, bao nhiêu thiên tai thảm hoạ cứ dồn dập đổ vào xứ sở hoa anh đào. Ước tính mỗi năm ở Nhật, sơ sơ có khoảng 7.500 cơn động đất nhẹ, riêng thành phố Tokyo là 150 vụ. Không chỉ động đất, mà kéo theo đó còn là sóng thần.
Trong khi ở lễ hội Đền Hùng là sự xô bồ chen lấn, người ngất người bị thương thì ở quốc gia đang gánh chịu đau thương từ động đất ấy, chẳng báo nào nói rằng họ xô đẩy nhau, chen chúc nhau cả.
Câu chuyện về tinh thần Nhật trong thời điểm loạn lạc nhất thì vô vàn. Nhưng tiêu biểu nhất chắc phải kể đến sự kiện thảm hoạ liên tiếp ngày 11/03/2011.
Năm ấy, miền Đông Bắc nước Nhật hứng chịu cơn động đất siêu mạnh 9.1 độ Richter, kèm theo sóng thần cao hơn 10m khiến gần 30.000 người chết và mất tích. Nước Nhật tơi bời, tan hoang, hang chục nghìn người dân đang yên ấm bỗng chốc hoá trắng tay, hang nghìn đứa trẻ đang đầy đủ bố mẹ bỗng hoá mồ côi.
Tang thương bao trùm 3 tỉnh Miyagi, Iwate và Fukushima. Đặc biệt là Fukushima khi lò nhà máy điện bị thiên tai ảnh hưởng gây rò rì phóng xạ, khiến người dân buộc phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán. Giờ đây Fukushima như một thành phố ma chẳng ai sinh sống.
Vậy mà…
Trong lúc giao thông đình trệ vì thiên tai, người Nhật vẫn tiếp tục xếp hàng lần lượt lên xe đi làm đi học, không ai chen, không ai lấn. Ở các lễ hội Việt, nguời ta ra sức để trở thành người đầu tiên leo được lên đỉnh núi, chạm tay vào tượng Phật, chuông chùa và mặc kệ mọi người xung quanh.
Trong thời gian thiếu thực phẩm trầm trọng, mỗi người Nhật cũng chỉ lấy về duy nhất phần thức ăn cho riêng mình, tuyệt hiên không tham lam ích kỷ. Trái lại người dân nước ta lại bằng mọi cách trở thành người được hưởng duyên ưởng lộc, không ngại phải thương tổn người khác.
Hỗn loạn ở đền Hùng, xếp hàng sau động đất ở Nhật và chiến dịch nâng cao hình ảnh du khách Việt... - Ảnh 4.
Trong thời điểm đau thương, người Nhật vẫn giữ được tác phong bình tĩnh, nhẫn nại và đùm bọc lẫn nhau. Còn ở mùa lê bội, nguòi ta bạ đâu ăn đấy, bạ đâu vứt đấy bạ đâu chen đấy…
Đến bao giờ dịp vui của đất nước thôi trở thành nơi mà đàn bà, trẻ nhỏ phải kinh hãi thất thanh, nơi mà thay vì thoả sức vui chơi người ta phải dồn sức chống lại cả thế giới, nơi mà tình người, sự san sẻ không bị biến tướng thành giành giật cướp bóc.
Lễ hội sinh ra với nhiệm vụ thiêng liêng là hướng con người đến với giá trị văn hoá nhân văn, mang sứ mệnh cao cả dẫn dắt tâm hồn nhân loại đến với cội nguồn. Vậy mà giờ đây nhắc đến "đi hội", "đi lễ", đi chơi vào mỗi kì nghỉ dài, tự nhiên lại có cảm giác rùng mình đến lạ. Nếu như Nhật Bản vẫn có thể văn minh ngay cả khi cả một phần đất nước tan hoang, tại sao chúng ta lại không thể làm được điều đó, khi chúng ta khởi đầu chuyến đi lễ, đi chơi với một tâm trạng phấn chấn, vui vẻ? Đi để hưởng, để vui, chứ có phải đi để trở về trầy da tróc vẩy đâu?
Chúng ta cần gì? Cần một lễ hội đúng nghĩa là lễ hội, một chuyến du lịch đúng nghĩa là du lịch - với cách cư xử văn minh, hay một đấu trường nơi phô diễn thể lực và sức mạnh bon chen?
Và hẳn nhiều người đang lo lắng khi một kì nghỉ còn dài hơn đang đến gần. Đi đâu để thoát khỏi cảnh xô đẩy, chen lấn, gào thét và không hàng lối?

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Chất cấm - 'sát thủ' ẩn mặt trong bữa ăn

Salbutamol, vàng ô hay kháng sinh vượt liều lượng đang bị sử dụng vô tội vạ trong nhiều thực phẩm, gây nguy hại đến tính mạng người dân. 
Nam thanh niên chạy xe máy lượn nhiều vòng trong hẻm sâu đường Vạn Kiếp (quận Bình Thạnh, TP HCM). Khoảng 10 phút sau anh ta tấp vào nhà của Trần Văn Bùi (39 tuổi) mua 2 kg chất tạo nạc Salbutamol. Lập tức, nhiều trinh sát Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường C49 - Bộ Công an ập đến bắt quả tang.
Nhà chức trách tìm thấy thùng nhựa sau nhà vệ sinh chứa 17,5 kg bột màu trắng nghi là chất tạo nạc. Cạnh đó có nhiều hóa chất, chai nhựa, nhãn mác không có hạn sử dụng và phụ gia để sản xuất thuốc dành cho nuôi trồng thủy sản.
chat-cam-sat-thu-n-mat-trong-bua-an
Người tiêu dùng không phân biệt được thực phẩm sạch, bẩn. Ảnh minh họa
"Ba lần chúng tôi suýt mất dấu người mua chất cấm do họ giao dịch rất cẩn trọng, tinh vi. Bùi lúc đầu cho rằng số hoá chất đó mua ở chợ Kim Biên, không gây hại", một cán bộ Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường nói. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cho thấy chất bột màu trắng chứa tới 98% thành phần là Salbutamol (có chứa chất gây ung thư).
Ông Bùi là giám đốc công ty thủy sản E- Birds chuyên kinh doanh chế phẩm sinh học, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu.
Ngoài việc bắt giữ buôn bán Salbutamol xảy ra hồi cuối năm 2015, đã có hàng loạt thực phẩm chứa chất cấm, sử dụng kháng sinh vượt liều lượng bị phát hiện. Trong đó, những món ăn thường xuyên được sử dụng hằng ngày như thịt, rau, măng, cá, tôm... đều bị “tẩm độc”.
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cũng kiểm tra đột xuất các vùng chăn nuôi ở Đồng Nai phát hiện 14 hộ dân trộn Salbutamol vào cám cho đàn heo. Hay nhiều công ty ở Hải Dương, Bắc Giang sản xuất thức ăn chăn nuôi có trộn Salbutamol và chất vàng ô(Auramine O). Mới đây, nhiều mẫu phân tích cho thấy măng chua, dưa muối ở Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng Trị bị người bán trộn chất vàng ô với liều lượng lớn.
Salbutamol thuộc nhóm Beta – Agonists, nằm trong danh mục cấm buôn bán, sử dụng trong chăn nuôi. Nó làm giãn cơ cuống phổi, tử cung... Tác động của Salbutamol rất nặng nề đối với người sử dụng, gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh, hệ cơ, tim mạch.
Chất vàng ô chủ yếu nhập từ Trung Quốc, được sử dụng cho sản xuất giấy, nhuộm. Chất này vừa qua đã được phát hiện trong măng chua, dưa muối. Khi chất vàng ô tồn dư trong thức ăn sẽ gây ra ngộ độc cấp tính cho con người như méo miệng, phù nề. Nghiêm trọng hơn có thể gây liệt cơ, rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, tăng huyết áp và nguy cơ sẩy thai. Cả hai chất này đều có khả năng khiến người tiêu dùng mắc bệnh ung thư.
chat-cam-sat-thu-n-mat-trong-bua-an-1
Buôn bán chất cấm Salbutamol bị phát hiện ở TP HCM. Ảnh: S.H
Hiện, Việt Nam cho phép sử dụng hơn 40 hóa chất, kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) với mục đích kích thích tăng trưởng; trong đó khoảng 20 loại được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, người tiêu dùng đang đối mặt với thực phẩm chứa tồn dư chất kháng sinh cao, nhất là những vật nuôi như heo, gà, cá, tôm...
Tồn dư theo thực phẩm "bẩn" tuồn vào cơ thể qua đường ăn uống. Điều này khiến các loại kháng sinh cho con người mất tác dụng khi điều trị, suy giảm miễn dịch, con người ốm yếu, gây ung thư.
Theo ông Nguyễn Văn Việt – Chánh thanh tra Bộ NN&PTNT, so với chất cấm, việc kiểm soát lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi là rất khó. Bởi chất cấm chỉ có vài loại, còn kháng sinh có tới hàng chục loại được lưu hành trên thị trường. 
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản - còn cho rằng việc sử dụng chất cấm, kháng sinh đã ở mức báo động. Do sợ tôm, cá chết, người nuôi đã tự mua kháng sinh "thẳng tay" đổ xuống ao. Kháng sinh sẽ tồn dư trong vật nuôi rồi đến bữa ăn của người tiêu dùng. Người nuôi sau 1-2 vụ cũng thất bát vì tôm cá suy yếu hệ miễn dịch nên dễ bệnh.
Trước thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Vũ Văn Tám cho biết ngành sẽ phối hợp với các lực lượng khác ngăn chặn việc sử dụng chất cấm, thuốc kháng sinh. Ông hứa đến hết tháng 6 năm nay sẽ xử lý cho được tình trạng sử dụng chất salbutamol trong chăn nuôi và chất vàng ô trong thực phẩm.
"Mục tiêu của ngành nông nghiệp là cuối năm nay sẽ dẹp hết các nguồn của thực phẩm bẩn, gồm chất cấm trong chăn nuôi và việc sử dụng kháng sinh không đúng mục đích", đại diện Bộ Nông nghiệp khẳng định.
chat-cam-sat-thu-n-mat-trong-bua-an-2
Chất vàng ô phát hiện tại một công ty sản xuất TACN ở phía Bắc. Ảnh: P.Hương
Ông Tám cũng cho hay, các quy định gây cản trở việc phát hiện, xử lý thực phẩm bẩn trước đây đều được tháo dỡ để mạnh tay xử lý. Ngành nông nghiệp sẽ kiểm tra đột xuất thay vì theo kế hoạch và có báo trước - vốn không hiệu quả.
Nếu phát hiện vật nuôi nhiễm chất cấm, lực lượng chức năng được phép tiêu hủy ngay. Từ 1/7 tới, các hành vi sản xuất, buôn bán và sử dụng chất cấm sẽ bị xử lý theo Bộ luật Hình sự.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Câu chuyện bất ngờ đằng sau bức tranh ông già ngậm bầu ngực cô gái trẻ

Có một câu chuyện rất hay phía sau nhiều bức tranh, bức điêu khắc trên thế giới về một ông già đang ngậm bầu sữa cô gái trẻ.


Ở bảo tàng nghệ thuật Lourve có một bức điêu khắc của Jean Goujon khiến những người lần đầu đi qua đều phải đỏ mặt xấu hổ khi nhìn vào. Đó là bức tượng một cô gái trẻ đang vạch bầu ngực cho gã đàn ông già nua bú. Không chỉ ở Lourve mà còn nhiều bảo tàng khác trên thế giới có những tấm điêu khắc, tranh vẽ về hai nhân vật này. 
Câu chuyện bất ngờ đằng sau bức tranh ông già ngậm bầu ngực cô gái trẻ - Ảnh 1.
 Tấm điêu khắc trong bảo tàng Lourve, Pháp.
Bức điêu khắc và nhiều tác phẩm tranh ấy mang một cái tên chung: Cimon and Pero, và nó mang một câu chuyện đậm tính nhân văn khiến người ta phải khóc, chứ không phải che mắt ngoảnh đi. Pero là con gái của Cimon. Hành động tưởng như ghê tởm ấy chính là tình cảm của cô con gái dành cho người cha đang chết dần chết mòn của mình.
Nếu không hiểu câu chuyện phía sau, hẳn nhiều người sẽ lên tiếng chế nhạo, cuời chê phía bảo tàng. Thật, làm sao có thể đặt một bức tượng, bức tranh vẽ cảnh tượng nhục dục ghê tởm ấy ngay trong khuôn viên bảo tàng nghệ thuật, vốn được biết dành cho sự tinh tế cao sang.
Tới ngày hôm nay, bức "Cimon and Pero" lại một lần nữa khuấy động mạng xã hội, từ Facebook đến Tumblr khắp nơi chia sẻ lại bức tranh của danh hoạ Rubens cùng câu chuyện cảm động về tình cha con ấy.
Câu chuyện bất ngờ đằng sau bức tranh ông già ngậm bầu ngực cô gái trẻ - Ảnh 2.
 Bức "Cimon and Pero" của danh hoạ Rubens vẽ năm 1640.
Câu chuyện mà tác giả kể đúng ở phần chi tiết cốt lõi: Pero đang sử dụng bầu ngực của mình để cứu sống người cha đang phải chịu án tử trong tù của mình. Tuy nhiên, thực tế, nguyên tác lại khác hơn một chút.
Câu chuyện bất ngờ đằng sau bức tranh ông già ngậm bầu ngực cô gái trẻ - Ảnh 3.
Nguyên gốc câu chuyện có tên Roman Charity, được ghi lại trong cuốn IV bộ Nine Books of Memorable Acts and Sayings of the Ancient Romans ( 9 cuốn sách về hành động và câu nói đáng nhớ của người La Mã cổ đại) của nhà lịch sử học Valerius Maximus viết vào những năm 30 Kỷ Công Nguyên. Hầu hết những câu chuyện trong sách đều dựa trên các khía cạnh cuộc sống đời thường của người Hi Lạp cổ. Roman Charity là chuyện về lòng hiếu thảo. 
Bởi vậy, chi tiết nói Cimon là chiến binh anh hùng của Puerto Rico là không chính xác.
Ở truyện gốc, không có Cimon và Pero, chỉ có một người đàn bà bị Pháp quan kết án tử phải ngồi tù. Nhưng vì quản giáo thương tình đã không bóp cổ chết ngay, chỉ để mụ phải dần dần chết đói sau chấn song, đồng thời cho phép con gái vào thăm mụ, chỉ cấm không được tiếp tế đồ ăn. 
Nhiều ngày trôi qua, quản giáo ngạc nhiên vì mụ vẫn còn sống, chỉ hơi mệt mỏi tiều tuỵ mà thôi. Thế là vị quản giáo bí mật theo dõi những lần thăm mẹ của cô con gái kia có gì khuất tất hay không. Rồi ông phát hiện ra trong cuộc thăm viếng, cô con gái vạch bầu ngực của mình ra để mẹ bú sữa để bà không chết đói trong tù. 
Chuyện đến tai Pháp quan không lâu sau đó, nhưng vì cảm động với sự hiếu thảo của cô con gái dành cho mẹ, vị Pháp quan đã trình báo lên Bồi thẩm đoàn và quyết định thả tự do cho người đàn bà về với con gái.
Vốn đã là truyện thì thường có dị bản, mà "Cimon and Pero" chính là dị bản của câu chuyện người mẹ bú sữa con gái trong tù bên trên. Cimon có vai trò thay thế bà lão, còn Pero, vẫn mang nhiệm vụ cô con gái hiếu thuận tìm mọi cách nuôi bố mẹ trong tù. 
Câu chuyện bất ngờ đằng sau bức tranh ông già ngậm bầu ngực cô gái trẻ - Ảnh 4.
 Tác phẩm cùng đề tài khác của hoạ sĩ Peter Paul Reubens.
Cimon bị kết tội tử hình phải ngồi tù và đang bị bỏ đói trước khi hành hình. Pero không muốn cha phải chịu khổ đau đã lén lút để cha bú sữa trong những lần thăm cha. Cuối cùng vụ việc bị phát hiện, nhưng vì sự đẹp đẽ phía sau hành động ấy, Cimon đã được trả tự do cùng con gái hiếu thảo của mình.
Câu chuyện về lòng hiếu thuận La Mã đã trở thành cảm hứng sáng tác cho rất nhiều nghệ sỹ ở thế kỷ 17, 18. Bức điêu khắc của Jean Goujon là một trong số đó. Ngoài ra, còn có bức tranh sơn dầu của danh hoạ Peter Paul Rubens.
Tạm gác câu chuyện nguyên tác, dị bản sang một bên, chúng ta bàn về "hiệu ứng bức tranh" trước đã. Bạn có thấy, con người đã để óc phán xét hoạt động quá dễ dàng? Thay vì tìm hiểu ngọn ngành, chúng ta rất nhanh có thể chê bôi, bình luận biêu riếu một sự việc, con người nào đó chỉ bằng những nhận định ban đầu.
Dân gian có câu "đừng trông mặt mà bắt hình dong" cũng là để nói về điều này. Giống như câu chuyện về tấm bìa sách ngược trên sóng truyền hình VTV trước đây từng gây sóng gió, người dân đã quá nhanh chóng kết luận và chỉ trích đài truyền hình dàn dựng, biên tập không kỹ càng, mà quên mất một điều nhỏ thôi nhưng không kém phần quan trọng: các em vùng cao nghèo lắm, sách các em học chưa chắc đã là của các em. 
Câu chuyện bất ngờ đằng sau bức tranh ông già ngậm bầu ngực cô gái trẻ - Ảnh 5.
 Vụ đọc sách ngược của trẻ em miền cao.
Những cuốn sách ấy có thể là sách cũ, sách thừa từ miền xuôi chở lên nuôi kiến thức miền ngược. Đã là sách cũ, chẳng thể tránh được sờn rách cũ hỏng.
Hiệu ứng đám đông là kẻ thù của tri thức. Người đồn một, một đồn mười, câu chuyện bị chia năm xẻ bảy, mỗi mảnh lại bị vun đắp chắp vá ngượng nghịu vụng về. Nếu chỉ cứ xét qua cái bản thể xấu xí ấy, chắc hẳn cái cốt lõi chẳng bao giờ có thể được khai quật. Ngọc thì vẫn sáng, chỉ là ở bên trong cục đất sét mà người đời chẳng thèm nhào nặn.

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

Thứ trưởng Giao thông: 'Phí BOT Việt Nam rẻ nhất Đông Nam Á'

So sánh mức phí đường bộ BOT ở Trung Quốc là một NDT/km, các nước châu Âu khoảng 0,5-1 USD/km, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường đánh giá mức phí của Việt Nam là "rẻ nhất".
Trao đổi với báo chí ngày 12/4 về căn cứ tính phí BOT, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, quá trình xây dựng các dự án hạ tầng theo hình thức BOT, Bộ Giao thông và Bộ Tài chính đã duyệt phương án tài chính, có lộ trình tăng phí trong 3 năm dựa trên mức tăng chỉ số CPI trên cả nước và hoàn vốn để đảm bảo lợi ích các bên. Những năm trước, chỉ số CPI không thay đổi nên nhiều trạm BOT đã có thời gian dài không tăng phí.
thu-truong-giao-thong-phi-bot-viet-nam-re-nhat-dong-nam-a
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường.
Ngoài ra, Bộ Giao thông cũng tính toán lưu lượng phương tiện và sức chịu đựng của người dân vùng dự án để xem xét tăng hợp lý. Với các trạm thu phí trên cao tốc, hầu hết đang thu với mức 1.500 đồng/km với xe tiêu chuẩn, trừ Hà Nội - Hải Phòng thu với mức 2.000 đồng/km. Các trạm BOT quốc lộ phổ biến 30.000-35.000 đồng/lượt xe tiêu chuẩn, một số trạm là 45.000 đồng/lượt xe.
Theo Thứ trưởng Trường, so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì phí đường bộ BOT của Việt Nam là "rẻ nhất". Hiện mức phí trung bình ở Trung Quốc là một NDT/km, còn các nước châu Âu khoảng 0,5-1 USD/km.
Thứ trưởng Trường cho biết, phần lớn các trạm BOT trên cùng một tuyến đường đều đảm bảo khoảng cách tối thiểu 70 km/trạm, nhưng một số có khoảng cách 50-60 km vì không có vị trí đặt trạm phù hợp. Bộ Giao thông Vận tải đã rà soát và di dời một số trạm để phù hợp với quy định. 
Đề cập việc chủ đầu tư tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vừa đề xuất tăng phí lên 2.000 đồng/km, ông Trường thông tin, Bộ tạm thời chưa duyệt tăng phí cho dự án này và xem xét thời điểm tăng phù hợp sau 1/6. 
Với việc tăng phí trên quốc lộ 5 đã khiến nhiều xe tải đi vào tỉnh lộ 391 (Hải Dương) để né trạm thu phí, Thứ trưởng Trường cho biết, Bộ Giao thông đã yêu cầu tỉnh Hải Dương quản lý xe quá tải trọng trên các tuyến tỉnh lộ. Thực tế, chủ đầu tư tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã giảm mức phí xe tải và xe container từ 20 feet trở lên, chỉ tăng phí với xe con, xe tải nhỏ, xe khách...
thu-truong-giao-thong-phi-bot-viet-nam-re-nhat-dong-nam-a-1
Nhiều chủ phương tiện than phiền về trạm thu phí BOT dày đặc. Ảnh minh họa:Đ.Loan
Tại hội nghị giao ban quý I ngày 12/4, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh bày tỏ chủ đầu tư tăng phí BOT trên nhiều tuyến đường đã gây khó khăn cho doanh nghiệp vận tải, làm tăng giá cước hàng hóa và kiến nghị Bộ Giao thông xem xét giải quyết. 
Thời gian qua, mức phí trên quốc lộ 5 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tăng cao nên nhiều xe container từ Hải Phòng đi Hà Nội đã đi vào tỉnh lộ 391, các đường nội thị TP Hải Dương… để né trạm thu phí quốc lộ 5 gây mất an toàn trên tỉnh lộ 391. Lãnh đạo tỉnh Hải Dương kiến nghị các bộ ngành và chủ đầu tư xem xét giảm mức phí với xe container lưu thông trên quốc lộ 5 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, giảm tình trạng quá tải trên tỉnh lộ 391
.

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới về Hải Phòng

Trước khi được cung nghinh về ngôi chùa tại Australia an vị, pho tượng Phật ngọc hòa bình thế giới bằng đá quý nặng 4 tấn, đã ghé thăm thành phố Cảng.

tuong-phat-ngoc-lon-nhat-the-gioi-ve-hai-phong
Tượng Phật ngọc hòa bình thế giới đang được trưng bày tại chùa Hồng Phúc, Kiến An, Hải Phòng. Ảnh: CTV
Tối 8/4, Thành hội Phật giáo Hải Phòng khai mạc lễ cung nghinh tượng Phật ngọc hòa bình thế giới từ Thái Lan về chùa Hồng Phúc, phường Bắc Sơn (Kiến An, Hải Phòng). Sự kiện thu hút hàng nghìn tăng ni phật tử cùng nhân dân thập phương đổ về chiêm bái.
Hòa thượng Thích Tục Khang, Trưởng ban Phật giáo quốc tế TP Hải Phòng cho biết, pho tượng Phật được các nghệ nhân Thái Lan tạc từ khối đá cẩm thạch nặng 4 tấn. Đây là lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng tượng được cung nghinh về Việt Nam trước khi an vị tại ngôi chùa ở Australia. Lần đầu tháng 3/2009, chùa Quan Thế Âm, quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) đã đón tượng.
Theo kế hoạch, pho tượng Phật ngọc sẽ được trưng bày tại chùa Hồng Phúc đến ngày 20/4.
tuong-phat-ngoc-lon-nhat-the-gioi-ve-hai-phong-1
Đông đảo tăng ni phật tử và nhân dân thành phố đổ về chiêm bái tượng Phật ngọc hòa bình thế giới đang được đặt tại chùa Hồng Phúc. Ảnh: CTV
Trước đó năm 2000, một nhà sư ở Australia sang Canada tu nghiệp tình cờ phát hiện khối đá cẩm thạch nặng 18 tấn đang được một gia đình nông dân ở phía Bắc Canada sở hữu. Thấy tảng đá quý, nhà sư đã bỏ tiền ra mua với mục đích tạc tượng Phật.
Tảng đá được xẻ ra thành các phiến nhỏ hơn, trong đó một phiến nặng 4 tấn được chuyển sang Thái Lan chế tác thành pho tượng Phật ngọc hòa bình thế giới. Tượng Phật ngọc cao 2,54 m, rộng 1,77 m, khi hoàn thành được làm lễ chú nguyện và đặt tên là tượng Phật ngọc hòa bình thế giới