Người Nhật giữ vững kỷ luật ngay cả khi đang đối mặt với thảm họa, còn chúng ta, vẫn cứ phải đối mặt với cảnh xô đẩy, chen lấn chẳng hàng lối trong mỗi mùa lễ hội, mỗi chuyến đi chơi?
1. Ngày 16/04 tại Hà Nội, đã diễn ra chiến dịch nâng cao chất lượng du khách người Việt khi đi công tác du lịch ở nước ngoài. Người ta muốn du khách Việt ai cũng có ý thức, ai cũng biết vứt rác đúng chỗ, nói chuyện văn minh, biết xếp hàng và biết nhẫn nại, để khiến hình ảnh du khách Việt Nam trở nên đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế.
2. Cùng ngày hôm đó, là những tin tức hình ảnh về lễ hội đền Hùng. Hơn 7 triệu du khách đổ về nơi đây, vừa tìm về cội nguồn đất nước, vừa là cách tận hưởng ngày đầu tiên của kì nghỉ lề. Tưởng rằng đây sẽ là một lễ hội tuyệt vời.
Nhưng không...
Nhan nhản là những mẩu tin về sự chen chúc, những tiếng thét thất thanh của trẻ nhỏ người già, những đối tượng đáng ra phải được ưu tiên thì bị chèn ép không thương tiếc. Người ta ca ngợi chiến công cứu trẻ nhỏ ra khỏi đám đông, hoảng hốt trước cảnh dòng người ùn ùn chạy đua, xô đẩy.
Không chỉ ở lễ hội Đền Hùng, mà hình ảnh chen lấn có thể gặp ở bất cứ đâu.
Đó là đỉnh Chùa Đồng, Yên Tử. Đó là lễ rước ấn đền Trần, nơi hàng nghìn con người xâu xé nhau chỉ để được hưởng lộc tổ.
Đó là những chuyến du lịch trong kì nghỉ dài, mà khi đến bất cứ địa danh nào, cũng dễ dàng bắt gặp cảnh xô đẩy, giành giật, không hàng lối, không trước sau.
Hẳn nhiều người cùng suy nghĩ giống tôi, "Dân mình đang đi trẩy hội, đi hưởng nghỉ lễ hay là đi hành xác thế?".
3. Ngày 14/04, Nhật Bản hứng chịu cơn động đất 6.5 độ Richter làm 9 người chết và 950 người bị thương. Đến 16/04, lại thêm một cơn động đất 7.3 độ Richter khác tấn công đảo Kyushu làm chết 41 người, làm bị thương hàng nghìn người.
Những hình ảnh người Việt chen lấn kinh hoàng khi đi lễ và người Nhật xếp hàng chờ cứu trợ, xuất hiện cùng nhau trên mặt báo, và hoàn toàn trái ngược...
Hình ảnh người dân Nhật xếp hàng chờ cứu trợ trong thảm họa động đất vừa qua.
Trong thời điểm loạn lạc, người Nhật vẫn chấp nhận đứng xếp hàng dài dằng dặc, có khi phải đứng hàng tiếng đồng hồ để lấy nước, lấy thực phẩm cứu trợ. Trong khi ở lễ hội, chúng ta chen chúc nhau, xô đẩy nhau, chúng ta chẳng ngại làm thương tổn con trẻ hay người già. Tiếng khóc thét của phụ nữ, trẻ em chẳng ngăn được người ta điên cuồng luồn lách.
Người dân Nhật xếp hàng trong vụ thảm họa kép năm 2011
Nhật Bản như một đứa con ghẻ của tự nhiên, bao nhiêu thiên tai thảm hoạ cứ dồn dập đổ vào xứ sở hoa anh đào. Ước tính mỗi năm ở Nhật, sơ sơ có khoảng 7.500 cơn động đất nhẹ, riêng thành phố Tokyo là 150 vụ. Không chỉ động đất, mà kéo theo đó còn là sóng thần.
Trong khi ở lễ hội Đền Hùng là sự xô bồ chen lấn, người ngất người bị thương thì ở quốc gia đang gánh chịu đau thương từ động đất ấy, chẳng báo nào nói rằng họ xô đẩy nhau, chen chúc nhau cả.
Câu chuyện về tinh thần Nhật trong thời điểm loạn lạc nhất thì vô vàn. Nhưng tiêu biểu nhất chắc phải kể đến sự kiện thảm hoạ liên tiếp ngày 11/03/2011.
Năm ấy, miền Đông Bắc nước Nhật hứng chịu cơn động đất siêu mạnh 9.1 độ Richter, kèm theo sóng thần cao hơn 10m khiến gần 30.000 người chết và mất tích. Nước Nhật tơi bời, tan hoang, hang chục nghìn người dân đang yên ấm bỗng chốc hoá trắng tay, hang nghìn đứa trẻ đang đầy đủ bố mẹ bỗng hoá mồ côi.
Tang thương bao trùm 3 tỉnh Miyagi, Iwate và Fukushima. Đặc biệt là Fukushima khi lò nhà máy điện bị thiên tai ảnh hưởng gây rò rì phóng xạ, khiến người dân buộc phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán. Giờ đây Fukushima như một thành phố ma chẳng ai sinh sống.
Vậy mà…
Trong lúc giao thông đình trệ vì thiên tai, người Nhật vẫn tiếp tục xếp hàng lần lượt lên xe đi làm đi học, không ai chen, không ai lấn. Ở các lễ hội Việt, nguời ta ra sức để trở thành người đầu tiên leo được lên đỉnh núi, chạm tay vào tượng Phật, chuông chùa và mặc kệ mọi người xung quanh.
Trong thời gian thiếu thực phẩm trầm trọng, mỗi người Nhật cũng chỉ lấy về duy nhất phần thức ăn cho riêng mình, tuyệt hiên không tham lam ích kỷ. Trái lại người dân nước ta lại bằng mọi cách trở thành người được hưởng duyên ưởng lộc, không ngại phải thương tổn người khác.
Trong thời điểm đau thương, người Nhật vẫn giữ được tác phong bình tĩnh, nhẫn nại và đùm bọc lẫn nhau. Còn ở mùa lê bội, nguòi ta bạ đâu ăn đấy, bạ đâu vứt đấy bạ đâu chen đấy…
Đến bao giờ dịp vui của đất nước thôi trở thành nơi mà đàn bà, trẻ nhỏ phải kinh hãi thất thanh, nơi mà thay vì thoả sức vui chơi người ta phải dồn sức chống lại cả thế giới, nơi mà tình người, sự san sẻ không bị biến tướng thành giành giật cướp bóc.
Lễ hội sinh ra với nhiệm vụ thiêng liêng là hướng con người đến với giá trị văn hoá nhân văn, mang sứ mệnh cao cả dẫn dắt tâm hồn nhân loại đến với cội nguồn. Vậy mà giờ đây nhắc đến "đi hội", "đi lễ", đi chơi vào mỗi kì nghỉ dài, tự nhiên lại có cảm giác rùng mình đến lạ. Nếu như Nhật Bản vẫn có thể văn minh ngay cả khi cả một phần đất nước tan hoang, tại sao chúng ta lại không thể làm được điều đó, khi chúng ta khởi đầu chuyến đi lễ, đi chơi với một tâm trạng phấn chấn, vui vẻ? Đi để hưởng, để vui, chứ có phải đi để trở về trầy da tróc vẩy đâu?
Chúng ta cần gì? Cần một lễ hội đúng nghĩa là lễ hội, một chuyến du lịch đúng nghĩa là du lịch - với cách cư xử văn minh, hay một đấu trường nơi phô diễn thể lực và sức mạnh bon chen?
Và hẳn nhiều người đang lo lắng khi một kì nghỉ còn dài hơn đang đến gần. Đi đâu để thoát khỏi cảnh xô đẩy, chen lấn, gào thét và không hàng lối?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét