Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Bí ẩn biệt thự hàng trăm tỷ mặt đường Lạc Long Quân

Được định giá khoảng 200 tỷ đồng, nhưng căn biệt thự 500 m2 trên đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã bị bỏ hoang nhiều năm.

LoadCell PDX | LoadCell QSA - Keli | LoadCell 0782 TOLEDO | LoadCell ZSFY - A 

Theo bà chủ cửa hàng cà phê gần tòa nhà, trước những năm 1986, khi đô thị chưa phát triển, đường Lạc Long Quân là con đường nhỏ của tuyến đê chạy dài nối liền giữa các thôn ở vùng đất Tây Hồ. Vị trí ngôi nhà hoang ngày trước là một ruộng rau muống, hướng mặt ra đê. Đây cũng là điểm nối của con đường hướng ra nghĩa trang cách đó hơn 300 m. Những năm đó, một người trong vùng tên Hiển đã mua lại mảnh đất này. Ông này thuộc loại "có máu mặt" trong giới kinh doanh ngày đó.
Sau khi mua đất, ông Hiển bỏ tiền san lấp vườn rau rồi mở một xưởng gỗ khá lớn. Thời gian đầu, hoạt động kinh doanh rất thuận lợi vì chuyên cung cấp các đồ gỗ gia dụng, đồ gỗ nội thất, cả mùn cưa cho những gia đình ở vùng Nhật Tân. Đang đà làm ăn phát đạt, ông Hiển vay vốn để đầu tư thêm nhiều loại gỗ. Nhưng khi gỗ thành phẩm lại bị rớt giá, xưởng thua lỗ nặng, không đủ tiền trả lãi. Chủ khu đất rơi vào cảnh phá sản. Do nợ nần, ông bị bắt vào tù. Khu đất bị tịch biên.
Khoảng năm 1990, xưởng gỗ được phát mại, bán lại cho một cặp vợ chồng. Ngày đó, con đường trước mặt bắt đầu được xây dựng, mang tên Lạc Long Quân. Nhận thấy địa thế thuận lợi cho việc kinh doanh khách sạn, cặp vợ chồng nọ quyết định đầu tư. Với diện tích rộng trên 500 m2, khách sạn được xây bốn tầng, thêm một tầng hầm. Năm 1994, tòa nhà hoàn thành, mọc lên như tâm điểm của cả khu phố, rất “long lanh”.
Biệt thự ở “khu đất vàng” Hà Nội hơn 10 năm nay bị bỏ hoang.
Khách sạn được thiết kế theo kiểu Tây Âu cổ điển, chuyên kinh doanh cho thuê phòng nghỉ, tổ chức đám cưới. Ngày đó, những người có đầu óc kinh doanh đều cho rằng hướng làm ăn của cặp vợ chồng nọ là "đi trước, đón đầu". Nhưng khách sạn "vắng như chùa bà Đanh". Đúng lúc này, cặp vợ chồng rơi vào lục đục. Ông chồng dính "nghi án" ngoại tình, đem tiền nhà đi cho bồ bịch. Không giải quyết được mâu thuẫn, vợ chồng đưa nhau ra tòa ly hôn. Tuy nhiên, khách sạn vẫn đứng tên cả hai vợ chồng, hoạt động một cách cầm chừng.
Vài năm tiếp theo, đường Lạc Long Quân được mở rộng, căn nhà ở mặt đường nên dính một phần quy hoạch. Gia đình chủ khách sạn không đồng ý trong việc đền bù đất. Chưa thỏa thuận được, khách sạn bị đóng cửa. Thời điểm này, những người dân sống xung quanh khu vực bắt đầu đồn thổi "mảnh đất bị ma ám". Họ cho rằng khu đất này vốn thuộc nghĩa địa, vì thế bất cứ ai đến làm ăn đều không gặp thuận lợi. Ông chủ đầu tiên phải đi tù, rồi cặp vợ chồng mua đất xây khách sạn sau đó thì "tan đàn xẻ nghé"...
Phó chủ tịch phường giải mã 'nhà ma ám'
Khoảng 5 năm liền, khách sạn không có ai tới nhòm ngó, chăm sóc hay quét dọn. Mãi đến năm 2003, anh trai bà chủ khách sạn ở nước ngoài trở về. Ông tự nhận mình mới là chủ nhân thực sự của mảnh đất, bởi là người đã gửi tiền về cho em gái mua đất cất nhà. Trở về nước lần này, ông có ý định tu sửa lại khách sạn.
Chưa kịp thực hiện, ông em rể cũ cho người đến phá rối, xây tường chắn kín cổng ngôi nhà. Hai bên tranh chấp, buộc phải ra tòa giải quyết. Người anh trai cho rằng mình gửi tiền về mua, vợ chồng em gái chỉ đứng tên giúp. Trái lại, người em rể cũ khẳng định, đó là tài sản chung của vợ chồng mình, chưa được giải quyết sau khi li hôn. Kiện tụng kéo dài "bất phân thắng bại", một lần nữa, ngôi nhà lại bỏ hoang.
Thời điểm này, giá đất Hà Nội bắt đầu tăng cao. Theo ước tính của nhiều người, lúc ấy căn nhà phải trị giá khoảng 300 tỷ. Anh em bà chủ khách sạn đều là những người có đầu óc kinh doanh, tại sao họ không ngồi vào bàn đàm phán mà lại chấp nhận bỏ hoang "mảnh đất vàng" cả chục năm, giá thuê hàng năm cũng đến nhiều tỷ đồng?
Mãi đến năm 2012, dân phố mới thấy một thanh niên xuất hiện ở căn nhà. Đó là con trai của người anh bà chủ khách sạn, mới đi du học về. Tưởng số phận "mảnh đất vàng" đã được định đoạt, nhưng chàng thanh niên chỉ ở lại một thời gian rất ngắn rồi lại bỏ đi.
Hiện căn nhà vẫn đóng cửa, do để hoang quá lâu nên lớp sơn đã bong tróc, cửa gỗ mục nát. Nhiều hạng mục công trình đang xuống cấp, hư hỏng nặng. Nhiều người đi qua nhìn tòa nhà không khỏi xót xa. Giá đất tại khu vực quanh Hồ Tây, mặt tiền đường Lạc Long Quân phải lên tới vài trăm triệu/m2, tính ra căn nhà có giá khoảng 200 tỷ đồng.
Những đồn đoán ma quái lại được dịp "sống" lại. Một người dân sống gần đó thầm thì vẻ bí ẩn: “Nhiều năm nay, căn nhà chỉ rào sơ bằng thép B40, thấp tè, trèo qua dễ dàng. Quanh khu vực này trước đây, những căn nhà đang xây dựng không có người ở thường là nơi trú ngụ của những kẻ lang thang hoặc hút chích. Vậy mà căn nhà này dù hàng rào sơ sài nhưng không có kẻ nào dám vào làm bậy. Nhiều đứa kể căn nhà có ma". Tuy nhiên, suy đoán này lập tức bị gạt đi. Một số người khác khẳng định: "Căn nhà gần trụ sở Công an quận Tây Hồ nên bọn tệ nạn không dám vào chứ không phải ma quái gì đâu".
Ông Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch UBND phường Nhật Tân, cho biết: "Những năm trước, khi những người chủ quyết định kinh doanh khách sạn, mức sống người dân chưa cao nên khách sạn bị ế ẩm. Sau đó, căn nhà xảy ra tranh chấp kiện tụng kéo dài cả chục năm. Tòa án đã nhiều lần đưa ra xét xử nhưng đều gặp khó khăn vì các bên liên quan không thống nhất trong việc định giá căn nhà. Các đương sự đều từng là người trong một gia đình, không ai chịu nhường ai, dẫn đến "đất vàng" bỏ hoang".
Còn về lời đồn căn nhà bị ma ám, vị Phó chủ tịch phường khẳng định đó là những thêu dệt vô căn cứ.
http://canotodientu.vn  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét