>> Vấn đề Biển Đông là mối quan tâm chung của khu vực'
>> Biển Đông sẽ là trọng tâm Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 46
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN+3 tại Brunei
Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp
phía Thái Lan Surapong Tovichakchaikul thông báo trong một buổi họp báo
chung hôm 30/6, sau một cuộc họp cấp Bộ trưởng giữa các nước ASEAN và
Trung Quốc tại Brunei.
Động thái này diễn ra sau việc Ngoại trưởng Philippines Albert Del
Rosario nêu đích danh Trung Quốc là nguy cơ đe dọa nền hòa bình của khu
vực tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 46 hôm qua (30/6). Theo người đứng
đầu ngành ngoại giao Philippines, mối đe dọa đến từ sự hiện diện ngày
càng gia tăng của các lực lượng cả quân sự lẫn bán quân sự của Trung
Quốc tại vùng Biển Đông.
Cáo buộc mạnh mẽ của Ngoại trưởng Philippines được đưa ra đúng một hôm
sau khi báo chí Trung Quốc lớn tiếng đe dọa các nước Đông Nam Á có thái
độ kiên quyết nhất chống lại các hành vi bá quyền của Bắc Kinh tại Biển
Đông. Truyền thông nhà nước Trung Quốc - cụ thể là tờ Nhân dân nhật báo –
cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc, còn không ngần ngại
cảnh báo rằng “một đòn phản công (từ phía Trung Quốc – PV) là không thể
tránh khỏi nếu Manila tiếp tục khiêu khích Bắc Kinh”, đồng thời công
khai quy chụp Philippines phạm “7 trọng tội” ở Biển Đông.
Như vậy, sau nhiều năm trì hoãn với lý do “phải chờ đến thời điểm chín
muồi”, trước sự thúc ép của một ASEAN “đoàn kết hơn”, Trung Quốc đã đồng
ý tổ chức “tham vấn chính thức” về COC với ASEAN vào tháng 9 tới tại
Bắc Kinh - một “bước tiến rất quan trọng”, theo đánh giá của Ngoại
trưởng Thái Lan.
Trước cuộc họp này, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc sẽ họp
một cuộc họp đặc biệt về Biển Đông vào tháng 8 tại Thái Lan.
“Chúng tôi đã nhất trí tăng cường hợp tác hàng hải nhằm biến vùng biển
xung quanh chúng ta trở thành vùng biển của hòa bình, hữu nghị và hợp
tác”, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với các phóng viên tại
Brunei.
Trạm cân ô tô điện tử 60 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 80 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 100 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 120 tấn | Trạm cân ô tô điện tử 150 tấn
"Cả Trung Quốc và các quốc gia ven Biển Đông khác đều đang nỗ lực để ổn
định vùng biển này. Tôi tin rằng bất kỳ hoạt động nào được thực hiện
bởi các quốc gia có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông mà đi ngược lại xu
hướng này sẽ không nhận được sự ủng hộ của phần lớn các nước và sẽ không
thành công", Vương Nghị nói thêm.
Tuy nhiên, đây mới chỉ được coi là một tín hiệu có vẻ tích cực từ Bắc
Kinh chứ không phải là một cam kết tin cậy bởi đây không phải là lần đầu
tiên Trung Quốc hứa hẹn về COC.
Ngay cả khi hứa hẹn về COC, ông Vương cũng không quên nhấn mạnh rằng
bất kỳ tiến bộ nào về sự nhất trí đối với các khuôn khổ mới cũng sẽ phụ
thuộc vào việc các bên tuân thủ Tuyên bố chung về ứng xử của các bên
trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và ASEAN đã đạt được năm 2002. Trong
khi đó, Bắc Kinh vẫn cáo buộc Manila vi phạm DOC – hẳn đây sẽ là một cái
cớ để Bắc Kinh lần lữa, thoái thác?
Gần đây nhất, vào đầu tháng 5 vừa qua, ngay sau khi Vương Ngoại trưởng
kết thúc chuyến công du một loạt nước Đông Nam Á, tuyên truyền về việc
cam kết đảm bảo hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông, chủ động đề nghị đàm
phán COC, Trung Quốc đã liên tiếp thực hiện một loạt hành động ngang
ngược, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Biển Đông của các nước và luật
pháp quốc tế.
Có thể kể đến các hành vi: lập đội tàu đánh cá 32 chiếc đến đánh bắt cá
trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ngày 6/5); phát hành Bản
đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và công bố “Quy hoạch phát triển sự
nghiệp hải dương quốc gia 5 năm lần thứ 12,” trong đó có những nội dung
vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông;…
Với những lưu ý của Vương Ngoại trưởng về điều kiện thống nhất COC của
Trung Quốc và tiền lệ "nói một đằng, làm một nẻo", rõ ràng một bộ quy
tắc ứng xử nhằm kiểm soát các hành vi của các bên yêu sách chủ quyền
trên Biển Đông vẫn là điều gì đó để ASEAN và cộng đồng quốc tế trông
chờ, để hướng đến và tính toán để có những bước đi phù hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét