Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Ngân hàng bị "chụp mũ" chuyện "ăn dày"?

Phủ nhận ý kiến chuyên gia cho rằng ngân hàng ăn dày lãi suất, chênh lệch lãi suất huy động-cho vay lên đến 6-7%, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại nói con số này chỉ 2 - 3%.
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Một lần nữa mức chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra lại được các chuyên gia đưa ra bàn luận tại hội thảo "Nhìn lại điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước 2011-2013: Những kết quả và thách thức" do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng 30/10. Đáng chú ý, hội thảo được cơ quan quản lý tiền tệ tổ chức một ngày trước phiên thảo luận về kinh tế xã hội của Quốc hội ngày 31/10, được ghi nhận là một bước đệm để để nhìn lại những thành công trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN hai năm qua.
Cầu cân điện tử 60 tấn | Cầu cân điện tử 80 tấn | Cầu cân điện tử 100 tấn | Cầu cân điện tử 120 tấn | Cầu cân điện tử 150 tấn
Ngân hàng bị "chụp mũ" chuyện "ăn dày"? - 1
Mức chênh lệch lãi suất  đầu vào - ra của các tổ chức nghiên cứu, chuyên gia kinh tế đưa ra khá "vênh" với con số công bố của NHNN. Ảnh: Internet
Thông tin tới báo chí, TS. Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc Chương trình Fullbright cho hay, theo số liệu điều tra của Fullbright, mức chênh lệch lãi suất đầu vào – ra trong hệ thống ngân hàng vẫn ở mức cao, tới 6%, trong khi ở điều kiện bình thường mức chênh lệch này chỉ dao động ở 3-4%.
"Liệu mức chênh lệch lãi suất cao là hệ quả của sức ép các NHTM cần lợi nhuận cao trong tương lai để xử lý nợ xấu, nên đẩy chênh lệch lãi suất huy động – cho vay lên cao để có lợi nhuận?"- TS. Thành đặt câu hỏi.
Cho rằng, mức chênh lệch lãi suất vẫn còn cao, nhưng TS. Lê Xuân Nghĩa – Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh triển kinh doanh (BDI) lại đưa ra con số thấp hơn. Theo ông, mức chênh lệch lãi suất bình quân hiện nay trong hệ thống ngân hàng chỉ ở mức 4,3-4,5%, thậm chí tại một số nhà băng tỷ lệ này lên tới 5%. "Chênh lệch lãi suất còn cao chứng tỏ, trong lúc lãi suất cho vay đã giảm đáng kể nhưng ở chiều ngược lại lãi suất huy động lại đang giảm nhỏ giọt"- Viện trưởng BDI nhìn nhận.
Con số thấp hơn nữa do Vụ phó Vụ chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước đưa ra, theo đó chênh lệch chỉ 3%. Ông Phạm Hữu Hòe- Vụ phó Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) khẳng định, con số tính toán và thống kê của NHNN về mức chênh lệch tiền gửi – vay thấp hơn nhiều so với số liệu của các tổ chức, chuyên gia.
"Không có chuyện các nhà băng đang "ăn dày" lãi suất và hưởng lợi nhuận khủng qua việc đẩy chênh lệch lãi đầu vào – ra lên cao, hiện mức chênh bình quân chung của cả hệ thống chỉ là 3%"- Vụ phó Vụ Chính sách tiền tệ chốt.
"Không thể có mức chênh lệch nào cao tới 5-6% ở thời điểm  này, vì nếu chênh lệch cao như thế chắc chắn công bố lợi nhuận của các ngân hàng trên thị trường chứng khoán không thể khiêm tốn mà sẽ là những con số kếch xù"- ông tiếp lời.
Đồng tình với quan điểm của Vụ Phó Vụ Chính sách tiền tệ, cũng từng là "thủ lĩnh" của một trong 4 NHTMCP lớn, có nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường, ông Trương Văn Phước – Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tỏ ra ngạc nhiên về các con số về mức chênh lệch lãi suất huy động – cho vay trong hệ thống ngân hàng hiện nay.
"Ngay khi anh Thành, anh Nghĩa đưa ra con số tôi đã nhắn tin hỏi lại lãnh đạo một số ngân hàng và đều nhận được tin khẳng định chênh lệch lãi suất không cao tới 5-6%"- nguyên Tổng giám đốc NHTMCP XNK Việt Nam (Eximbank) nói.
Theo ông, có thể có nhiều con số khác nhau được đưa ra do cách tính toán, nhưng chênh lệch lãi suất không đơn thuần chỉ là lấy mức lãi huy động trừ đi lãi cho vay ra.
"Với tình hình kinh doanh hiện nay theo tôi được biết mức chênh lệch lãi suất của các ngân hàng chỉ ở mức 2,8%. Thực tế các ngân hàng không thể "ăn dày" lãi suất như con số các chuyên gia đưa ra"- Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nêu quan điểm.
Dẫn chứng cho con số mình đưa ra, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tính toán, mức chênh lệch lãi suất đó là chưa trừ đi các chi phí (chi phí hành chính, trả lương cho nhân viên và chi phí quản lý, trích lập dự phòng rủi ro...  Nếu trừ đi các chi phí, chênh lệch lãi suất chỉ khoảng 1,3% - 1,8%/năm, thậm chí chỉ còn 1,1%/năm.
"Thực tế lợi nhuận các ngân hàng đang rất thấp, dù nhân sự cũng đã cắt giảm rất nhiều, có nơi giảm từ 1 - 2 nghìn nhân viên chỉ riêng một ngân hàng”, ông Phước bày tỏ.
Trong bản báo cáo  phát đi ngày 29/10, đánh giá về tình hình phát triển kinh tế 10 tháng đầu năm 2013 Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định, mặc dù có vài biến động ngắn hạn trong trung tuần tháng 10 do tâm lý đón đầu nhu cầu tín dụng tăng vào cuối năm mang tính chất mùa vụ, nhưng rủi ro của hệ thống TCTD đã giảm bớt với những chuyển biến tích cực như: thanh khoản hệ thống dồi dào với sự gia tăng mạnh của tiền gửi của khu vực dân cư và tổ chức kinh tế khiến cho mặt bằng lãi suất huy động, cho vay và cả liên NH giảm mạnh xuống mức thấp ngang với thời điểm năm 2006.
Cơ cấu tín dụng cũng có sự chuyển biến tích cực với việc cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu đồng tiền trở nên hợp lý hơn (tín dụng VNĐ tăng trong khi tín dụng ngoại tệ giảm), đường cong lãi suất hợp lý hơn theo nguyên lý kinh tế.
Tính đến cuối tháng 9, tăng trưởng tín dụng đạt 6,82%, cao hơn so với cùng kỳ và chiếm hơn 50% kế hoạch. Để đạt được kế hoạch cả năm, tốc độ tăng bình quân các tháng cuối năm cần phải đạt mức 1,7%/tháng.
Theo Phó thống đốc NHNN ông Đào Minh Tú, thời gian tới NHNN sẽ kiên định lập trường điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt để đạt được mục tiêu xuyên suốt là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức thấp nhất (xoay quanh mức 7%), tạo điều kiện duy trì lãi suất thấp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
NHNN cũng sẽ nhất quán trong điều hành và sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn; các biện pháp xử lý nợ xấu... nhằm phát huy hiệu quả của kênh tín dụng, kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ chủ lực góp phần tăng tổng cầu ở mức hợp lý, cải thiện khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét