Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu của sao Hoa ngữ

1. Lưu Gia Linh
Từ khi kết hôn năm 2008 đến nay, Lưu Gia Linh và Lương Triều Vỹ thường xuyên bị đồn "cơm không lành canh chẳng ngọt". Nhiều người cho rằng, mẹ chồng Lưu Gia Linh không hài lòng việc con dâu có biểu hiện thân thiết với đồng nghiệp, bạn bè khác giới, lại không chịu sinh con... Chính vì thế, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu của họ không mấy tốt đẹp.



Mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu của sao Hoa ngữ - 1
Hình ảnh Lưu Gia Linh và mẹ chồng mới đây
Lưu Gia Linh từng thừa nhận đôi lúc có mâu thuẫn với mẹ chồng nhưng cô chưa bao giờ có cảm giác ấm ức, khó chịu. Nữ diễn viên cho rằng: “Chỉ cần bạn trong sáng, vô tư, người khác sẽ hiểu được bạn”.
Ngày 20/7 mới đây, Lương Triều Vỹ đưa mẹ và người thân tới xem một vở kịch của Lưu Gia Linh. Nữ diễn viên cũng chia sẻ hình ảnh chụp cùng người nhà trong đó cô quàng tay qua vai mẹ chồng. Bức ảnh này kèm theo lời chia sẻ: “Ấm áp" được xem là minh chứng rõ ràng nhất về tình cảm của hai người.
2. Lý Gia Hân
Từ khi kết hôn năm 2008 đến nay, cựu hoa hậu Hồng Kông Lý Gia Hân thường xuyên vướng phải tin đồn mâu thuẫn với mẹ chồng. Nguyên nhân khiến mẹ Hứa Tấn Hạnh "không ưa" con dâu là do cô từng có quá khứ "qua lại" với nhiều đại gia nổi tiếng, có nhiều mối quan hệ phức tạp và điều tiếng.


Mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu của sao Hoa ngữ - 2
Lý Gia Hân vẫn luôn mâu thuẫn với mẹ chồng
Trong khi đó, gia đình nhà chồng của Lý Gia Hân lại là một gia tộc nổi tiếng bởi sự giàu có và những quy tắc chặt chẽ. Trước khi tiến đến hôn nhân, dòng họ Hứa đã đưa ra một loạt quy định nghiêm khắc đòi hỏi Lý Gia Hân phải tuân thủ thì mới cho phép hai người kết hôn.
Mâu thuẫn càng trở nên căng thẳng khi năm 2009, nữ diễn viên tuyên bố cô không vội sinh con và sẽ dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo khiến mẹ chồng vô cùng tức giận.
Đến nay mặc dù đã sinh hạ cho gia đình họ Hứa một cháu trai kháu khỉnh nhưng Lý Gia Hân và mẹ chồng vẫn thường xảy ra tranh cãi từ chuyện chăm bé cho đến việc chi tiêu trong gia đình.
3. Giả Tịnh Văn
Năm 2005, Giả Tịnh Văn kết hôn với đại gia Tôn Chí Hào khiến nhiều người ghen tị. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân này nhanh chóng kết thúc do mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu.
Trước khi kết hôn với Tôn Chí Hào, mẹ chồng của Giả Tịnh Văn từng là fan hâm mộ của cô. Nhưng việc nữ diễn viên “ăn cơm trước kẻng” đã khiến cô phải đối mặt với sự nghi ngờ của gia đình nhà chồng. Họ cho rằng Giả Tịnh Văn đã gài bẫy Chí Hạo để được gả vào gia đình danh gia vọng tộc. Thậm chí, mẹ chồng nữ diễn viên còn yêu cầu cô đi xét nghiệm ADN trước khi chính thức nhận cháu.
Mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu của sao Hoa ngữ - 3
Mẹ chồng là nguyên nhân khiến Giả Tịnh Văn ly hôn
Thêm vào đó việc Giả Tịnh Văn liên tục có tin đồn quan hệ với những đồng nghiệp nam khiến thành kiến của mẹ chồng tăng và khó chịu ra mặt. Có người cho rằng, chính mẹ chồng là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc ly hôn của Tịnh Văn và Chí Hào.


Năm 2010, Giả Tịnh Văn chính thức ly hôn và bước vào cuộc chiến giành quyền nuôi con với chồng cũ. Ngày 21/8/2010, tòa án chính thức tuyên bố Tôn Chí Hạo là người giám hộ cho "công chúa" Angelina trong suốt thời điểm bé theo học tại Mỹ, còn Giả Tịnh Văn sẽ nuôi con khi bé trở về Trung Quốc trong thời gian nghỉ hè.
4. Từ Hào Oanh
Từ Hào Oanh – vợ của ngôi sao ca nhạc Trần Dịch Tấn nổi tiếng là một người ăn tiêu xa xỉ trong Cbiz. Trước khi kết hôn, dù không kiếm được tiền nhưng Hào Oanh vẫn vung tiền của Dịch Tấn vào thú vui mua sắm khiến cho mẹ chồng tương lai không hài lòng.
Mẹ Trần Dịch Tấn yêu cầu con trai ngừng cung phụng tiền bạc cho Hào Oanh nhưng anh không nghe lời mà còn mâu thuẫn với mẹ. Quá tức giận, mẹ Dịch Tấn đã di cư sang Anh sinh sống, thậm chí đám cưới của con trai và Hào Oanh bà cũng không về tham dự. Cũng do mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu nên bố chồng Hào Oanh cũng dọn ra ở riêng.
Mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu của sao Hoa ngữ - 4
Mẹ chồng không tham dự hôn lễ của Từ Hào Oanh
Phần đa bạn bè trong giới showbiz cho rằng, sự phản đối của mẹ Dịch Tấn là hoàn toàn có cơ sở khi Hào Oanh được chồng chiều chuộng hết mực nên ngày càng trở thành một người ăn chơi bừa bãi. Đầu năm 2013, cô còn dính vào scandal nghiện ngập ma túy gây xôn xao dư luận.
5. Trương Bá Chi
Mẹ chồng Trương Bá Chi - bà Địch Ba Lạp là một người khắt khe và có định kiến với con dâu. Nhiều người cho rằng, năm 2006 Bá Chi và Đình Phong bí mật kết hôn khiến bà Địch Ba Lạp vô cùng tức tối. Trước đó bà muốn vun vén cho con trai với diva Vương Phi, không muốn anh kết hôn với “cô gái giang hồ” như Bá Chi.
Mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu của sao Hoa ngữ - 5
Từng có tin đồn mẹ chồng tát Trương Bá Chi
Giới thạo tin cho biết, bà Địch Ba Lạp từng trù ẻo con dâu chết sớm hoặc nên ký đơn ly hôn càng nhanh càng tốt mỗi khi cặp đôi có dấu hiệu rạn  nứt. Em trai Trương bá Chí từng tiết lộ: “Bà ta từng tát Bá Chi vì chị ấy dám chụp ảnh chung với Trần Quán Hy. Không chỉ thế, Địch Ba Lạp còn trù ẻo chị ấy nên chết đi cho rảnh”.
Ngay lập tức, Địch Ba Lạp lên tiếng bác bỏ thông tin sai sự thật trên và khẳng định, chính bà là người phải chịu đựng tính cách khó chịu của con dâu suốt nhiều năm qua.
Đến nay, Trương Bá Chi và Tạ Đình Phong đã chia tay nhưng vẫn có rất nhiều tin đồn không hay giữa nữ diễn viên và mẹ chồng khi cô giành quyền nuôi con và hạn chế việc cho nhà nội gặp gỡ các cháu.
6. Châu Huệ Mẫn
Mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu của Châu Huệ Mẫn xuất phát điểm từ suy nghĩ không muốn kết hôn, sinh con của nữ diễn viên.
Mẹ Nghê Chấn đã hơn 70 tuổi nên rất mong muốn có cháu bế, an hưởng tuổi già. Trong tiệc sinh nhật 42 tuổi của Nghê Chấn, bà đã giục con trai và Châu Huệ Mẫn nhanh chóng kết hôn, sinh con.


Mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu của sao Hoa ngữ - 6
Châu Huệ Mẫn và Nghê Chấn chia tay vì chuyện con cái.
Tuy nhiên, trước mặt các quan khách và bố mẹ chồng tương lai, nữ diễn viên không ngần ngại cho biết cô chỉ muốn "góp gạo thổi cơm chung" chứ không có ý định kết hôn, sinh con khiến cho mẹ Nghê Chấn tức giận và có những lời nói nặng nề.
Năm 2009, Châu Huệ Mẫn đột ngột tuyên bố kết hôn với Nghê Chấn sau hơn 20 năm chung sống . Những tưởng hai người sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách sống hạnh phúc bên nhau nhưng đến đầu năm 2014, họ lại tuyên bố "đường ai nấy đi". Nguyên nhân là do Châu Huệ Mẫn đến giờ vẫn nhất định không muốn sinh con trong khi mẹ Nghê Chấn luôn thúc giục anh sớm sinh con để "nói dõi tông đường".
7. Y Năng Tịnh
Sau 12 năm bên nhau, Y Năng Tịnh và Dữ Trừng Khánh (tên thân mật là Hạ Lâm) cũng đã đường ai nấy đi bởi nguyên nhân chính là mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu bất hòa.
Từ thời kỳ còn yêu nhau, mẹ Hạ Lâm đã luôn tỏ thái độ không hài lòng về Y Năng Tịnh nhưng cặp đôi vẫn quyết định tiến tới hôn nhân và nhanh chóng có con. Tưởng rằng sau khi Y Năng Tịnh sinh em bé, quan hệ mẹ chồng - nàng dâu sẽ trở nên tốt đẹp nhưng không ngờ mẹ của Hạ Lâm vẫn một mực không chấp nhận nữ diễn viên này. Trong khi đó, Hạ Lâm thì luôn đứng về phía mẹ của mình mà không quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của Năng Tịnh.
Mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm khi năm 2008, Y Năng Tịnh bị phanh phui chuyện ngoại tình với tài tử Huỳnh Duy Đức. Năm 2009, cặp đôi chính thức ly hôn.
Mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu của sao Hoa ngữ - 7
 Mâu thuẫn với mẹ chồng là nguyên nhân Y Năng Tịnh ly hôn.
Hiện tại, Y Năng Tịnh đang sống hạnh phúc cùng con trai và chuẩn bị kết hôn với nam diễn viên Tần Hạo. Đặc biệt, bố mẹ Tần Hạo rất ủng hộ mối quan hệ này bất chấp việc Năng Tịnh có một đời chồng, lại hơn anh 10 tuổi.

GS Ngô Bảo Châu: Chúng ta làm ngược với thế giới

TT - “Đánh giá một cách khách quan thì học sinh tốt nghiệp THPT của ta không đến nỗi quá tệ so với trình độ học sinh các nước khác, nhưng người tốt nghiệp ĐH của ta tương đối đuối so với người tốt nghiệp ĐH nước ngoài. Đuối cả về kiến thức lẫn tác phong làm việc”.



Ảnh: Nguyễn Khánh
"Nhìn chung, tinh thần “hợp tác” hiện nay của các trường ĐH trong nước mới chỉ dừng ở mức độ “khai thác” các nhà khoa học Việt kiều hơn là thể hiện sự hợp tác với họ"
GS NGÔ BẢO CHÂU
GS Ngô Bảo Châu nhận định như vậy trước thềm hội thảo “Cải cách giáo dục đại học” do nhóm Đối thoại giáo dục mà ông là người chủ trì phối hợp với một số đơn vị trong và ngoài nước tổ chức tại TP.HCM hôm nay (31-7) và ngày 1-8. Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Ngô Bảo Châu khẳng định: “Vấn đề của giáo dục VN là giáo dục ĐH chứ không phải ở giáo dục phổ thông. Tất nhiên phổ thông cũng có vô vàn vấn đề và những ai liên quan đều có cảm giác bất an. Nhưng đứng trên tầm quốc gia mà nhìn nhận thì giáo dục ĐH mới là mảng cần nhiều sự thay đổi hơn”.
Là người được hội thảo chỉ định nghiên cứu về mảng nhân sự ĐH, GS Ngô Bảo Châu đã trăn trở nhiều về công tác tuyển dụng nhân sự trẻ trong các trường ĐH hiện nay. GS Châu nói: “Hiển nhiên ai cũng thấy nan giải nhất là lương của giảng viên, cán bộ ĐH (trong hệ thống lương công chức nói chung). Mức độ lương không tương ứng với mức độ cống hiến và vị trí xã hội của họ. Tất nhiên hiện tại có nhiều biện pháp khác nhau để khắc phục, chẳng hạn như có thêm thu nhập từ việc làm các đề tài nghiên cứu được bổ sung vào lương, nhưng đó chỉ là những giải pháp tình thế”.
Những cuộc hôn nhân cận huyết thống
Giải pháp mà tôi đề xuất có thể động chạm vào quyền lợi của một số người, nhưng tôi nghĩ hoàn toàn có thể làm được, đó là đưa ra quy định thống nhất trong cả nước một quy trình tuyển chọn cán bộ trẻ, có website chung để thông báo việc này. Chẳng hạn cần phải quy định ngày nào phải nộp hồ sơ, ngày nào tuyển chọn trong cả nước, ngày nào các trường phải có quyết định...
* Giáo sư có thể nói cụ thể hơn được không, về quy trình tuyển dụng nhân sự?
- Trong quá trình nghiên cứu vấn đề nhân sự của ĐH, chẳng cần phải quá giỏi giang gì tôi cũng nhận ra ngay một điều là cách mà chúng ta làm trái ngược với quy trình tuyển chọn giảng viên của bất kỳ trường ĐH nào trên thế giới. Ví dụ, phương thức mà các trường ĐH VN thực hiện để xây dựng nhân sự cho mình là tạo nguồn tại chỗ. Thật ra một số trường của ta có vẻ cũng đang làm khá hiệu quả việc này, nhưng trên bình diện quốc gia thì đó là một cách rất dở. Các trường ĐH của ta thường chọn những sinh viên giỏi nhất để bồi dưỡng, đào tạo họ trở thành cán bộ cho chính trường mình. Trong khi đó trên thế giới hầu hết các ĐH đều có chính sách không tuyển sinh viên do mình đào tạo.
* Phải chăng họ khuyến khích một người làm khoa học phải được trải nghiệm trong các môi trường khoa học khác nhau? Cân bàn 60 kg | Cân bàn 100 kg | Cân bàn 150 kg | Cân bàn 200 kg | Cân bàn 300 kg | Cân điện tử 60 kg | Cân điện tử 100 kg | Cân điện tử 150 kg | Cân điện tử 200 kg | Cân điện tử 300 kg
- Họ khuyến khích như vậy và họ có hệ thống để việc luân chuyển cán bộ từ trường nọ sang trường kia rất đơn giản. Khi một cán bộ trẻ có sự bất hòa với thầy giáo - tức thủ trưởng của mình, hoặc một người trẻ có hoài bão, muốn xây dựng môi trường làm việc mới cho mình hoặc đơn giản chỉ để thoát ra khỏi cái bóng của thầy, họ có nhiều lựa chọn nhờ hệ thống thông tin công khai sẵn có trên các trang mạng. Còn ở nước ta, để chuyển nơi công tác mỗi cán bộ khoa học trẻ phải dựa vào mối quan hệ của các cá nhân, vì thông tin bị bưng bít. Nhờ quen biết ông này ông kia ở trường này trường kia, rốt cuộc họ cũng chuyển được đến nơi mới nhưng đó không phải là sự lựa chọn tối ưu.
* Có thể so sánh việc các trường ĐH tự tạo nguồn từ chính sinh viên của mình giống như những cuộc hôn nhân cận huyết thống?
- Chính xác. Vì thế mà hầu hết các ngành khoa học của chúng ta đang đi xuống. Tức là học trò không có điều kiện để giỏi hơn thầy. Học trò của học trò còn tệ hơn nữa.
ĐH phải tự chủ
* Chính phủ mới thông qua việc thành lập ĐH Việt - Nhật, trước đó là các ĐH Fulbright (thông qua chủ trương), ĐH Việt - Đức, ĐH Việt - Pháp... Vậy các trường VN sẽ phải thay đổi thế nào trong cuộc cạnh tranh này với các trường quốc tế đang dần thâm nhập vào VN?
- Đây là một cơ hội để giáo dục ĐH trong nước phát triển. Con đường tiến bộ cho ĐH VN chính là có sự tự chủ, những trường nào có khả năng, có tham vọng phát triển tốt hơn thì họ có cơ hội để làm chuyện lớn mạnh. Tôi không nghĩ những trường quốc tế mà bạn nêu ra đều sẽ là những trường tốt. Cũng có trường tốt, có trường không tốt. Nhưng sự xuất hiện của những yếu tố mới sẽ khích lệ, thôi thúc các trường còn lại nỗ lực để tồn tại và đi theo xu hướng mới.
Để làm chủ được cơ hội này, không còn cách nào khác là các trường phải thể hiện mạnh mẽ sự tự chủ. Đây không phải khái niệm suông. Trong tự chủ có tự chủ về tuyển sinh, tự chủ về đội ngũ, về giảng dạy và nghiên cứu, về tài chính, về chương trình học... Vấn đề nữa trong tự chủ là xác định ai là người làm chủ? Đương nhiên là ông hiệu trưởng. Vấn đề khá quan trọng là ông ấy được đánh giá như thế nào? Đây là điều cần được xem xét trong quản trị ĐH. Hội thảo của chúng tôi sẽ có một báo cáo khá kỹ về vấn đề này. Ở đây tôi chỉ muốn nói muốn cho một trường ĐH có những hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học tốt hơn thì ông hiệu trưởng phải được đánh giá trên thành tích tuyển chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ của ông ấy. Nếu đánh giá trên những tiêu chuẩn khác, kiểu như ông ấy kéo về được bao nhiêu đề tài hay bao nhiêu tiền đầu tư... thì chắc chắn không đưa đến kết quả như mong muốn.
* Từ trước đến nay có nhiều hội thảo được tổ chức ở VN nhưng cuối cùng cũng chưa giải quyết được vấn đề gì. Chủ trì hội thảo này, GS có đặt nhiều kỳ vọng?
- Để đầu tư vào việc này, ít nhất về thời gian, chắc chắn phải có một sự kỳ vọng nhất định. Nó là công sức, thời gian không chỉ của tôi mà của nhiều người khác nhau. Mặt khác, tôi cũng không phải là người quá viển vông, cho rằng chỉ sau một hội thảo thì thay đổi cục diện bộ mặt ĐH VN. Nhưng có những căn cứ để khiến tôi nghĩ hội thảo này có tác dụng gì đó, ít nhất là trong nhận thức cả về phía những người làm chính sách lẫn những người trong giới ĐH, và cả trong dư luận.
Thứ nhất, đây là thời điểm tốt khi mà Đảng và Nhà nước đưa ra chính sách chung về cải cách cơ bản toàn diện giáo dục. Vấn đề cải cách ĐH đã bắt đầu nhưng chưa được đào sâu, thế thì đây là thời điểm hợp lý cho những ai không tham gia việc hoạch định chính sách có thể có ý kiến, có thể đào xới vấn đề mà không lo ngại là động chạm tới những cái đã được quyết định.
Thứ hai, điều khiến chúng tôi tin tưởng hơn về cái mình làm sẽ không hoàn toàn mất thời gian là chúng tôi đề cập từng vấn đề nhỏ, cụ thể tưởng như khá hiển nhiên vậy mà lâu nay hầu như không mấy ai nhắc đến. Chẳng hạn vấn đề nhân sự ĐH như tôi nói ở trên. Tôi không phải là chuyên gia nghiên cứu lâu năm về tổ chức ĐH nhưng chỉ chịu khó nghĩ một lúc thì chúng ta thấy nhiều cái bất hợp lý. Những cái bất hợp lý đó không phải là những cái không thể giải quyết được. Đúng là có những cái không thể giải quyết được ngay nên chúng tôi ưu tiên hướng sự bàn thảo về những vấn đề có thể giải quyết được.
LÊ ANH HOA thực hiện
Thiếu tinh thần hợp tác
Tôi muốn lấy một ví dụ để cho thấy có những vấn đề thật sự khó khăn trong việc này. Đó là trường hợp của một GS người Pháp. Ông là người nổi tiếng, chính ông đã đào tạo những người sau này tìm ra hạt Higgs. Khi về hưu ông ấy quyết định về VN làm việc, có lẽ vì bạn đời của ông ấy là người VN. Ông ấy không cần bất kỳ sự đài thọ nào, bởi chỉ cần sống bằng lương hưu của chính mình ông ấy đã thấy đủ.
Ông về làm việc cho một trường ĐH nhưng rồi nảy sinh nhiều mâu thuẫn khiến ông không thể làm việc tiếp. Cái họ cần nhất là sự tôn trọng thì họ không cảm nhận được. Những người không đòi hỏi gì về vật chất mà mình lại không hợp tác được thì rõ ràng có vấn đề, mà chuyện đó lại xảy ra ở một trường ĐH không phải tệ nhất của VN.