TT - “Đánh giá một cách khách quan thì học sinh tốt
nghiệp THPT của ta không đến nỗi quá tệ so với trình độ học sinh các
nước khác, nhưng người tốt nghiệp ĐH của ta tương đối đuối so với người
tốt nghiệp ĐH nước ngoài. Đuối cả về kiến thức lẫn tác phong làm việc”.
Ảnh: Nguyễn Khánh
"Nhìn chung, tinh thần “hợp tác” hiện nay của
các trường ĐH trong nước mới chỉ dừng ở mức độ “khai thác” các nhà khoa
học Việt kiều hơn là thể hiện sự hợp tác với họ"
GS NGÔ BẢO CHÂU
GS Ngô Bảo Châu nhận định như vậy trước
thềm hội thảo “Cải cách giáo dục đại học” do nhóm Đối thoại
giáo dục mà ông là người chủ trì phối hợp với một số đơn vị
trong và ngoài nước tổ chức tại TP.HCM hôm nay (31-7) và ngày
1-8. Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Ngô Bảo Châu khẳng định: “Vấn đề
của giáo dục VN là giáo dục ĐH chứ không phải ở giáo dục phổ thông. Tất
nhiên phổ thông cũng có vô vàn vấn đề và những ai liên quan đều có cảm
giác bất an. Nhưng đứng trên tầm quốc gia mà nhìn nhận thì giáo dục ĐH
mới là mảng cần nhiều sự thay đổi hơn”.
Là người được hội thảo chỉ định nghiên cứu về
mảng nhân sự ĐH, GS Ngô Bảo Châu đã trăn trở nhiều về công tác tuyển
dụng nhân sự trẻ trong các trường ĐH hiện nay. GS Châu nói: “Hiển nhiên
ai cũng thấy nan giải nhất là lương của giảng viên, cán bộ ĐH (trong hệ
thống lương công chức nói chung). Mức độ lương không tương ứng với mức
độ cống hiến và vị trí xã hội của họ. Tất nhiên hiện tại có nhiều biện
pháp khác nhau để khắc phục, chẳng hạn như có thêm thu nhập từ việc làm
các đề tài nghiên cứu được bổ sung vào lương, nhưng đó chỉ là những giải
pháp tình thế”.
Những cuộc hôn nhân cận huyết thống
Giải pháp mà tôi đề xuất có thể động chạm vào
quyền lợi của một số người, nhưng tôi nghĩ hoàn toàn có thể làm được, đó
là đưa ra quy định thống nhất trong cả nước một quy trình tuyển chọn
cán bộ trẻ, có website chung để thông báo việc này. Chẳng hạn cần phải
quy định ngày nào phải nộp hồ sơ, ngày nào tuyển chọn trong cả nước,
ngày nào các trường phải có quyết định...
* Giáo sư có thể nói cụ thể hơn được không, về quy trình tuyển dụng nhân sự?
- Trong quá trình nghiên cứu vấn đề nhân sự của
ĐH, chẳng cần phải quá giỏi giang gì tôi cũng nhận ra ngay một điều là
cách mà chúng ta làm trái ngược với quy trình tuyển chọn giảng viên của
bất kỳ trường ĐH nào trên thế giới. Ví dụ, phương thức mà các trường ĐH
VN thực hiện để xây dựng nhân sự cho mình là tạo nguồn tại chỗ. Thật ra
một số trường của ta có vẻ cũng đang làm khá hiệu quả việc này, nhưng
trên bình diện quốc gia thì đó là một cách rất dở. Các trường ĐH của ta
thường chọn những sinh viên giỏi nhất để bồi dưỡng, đào tạo họ trở thành
cán bộ cho chính trường mình. Trong khi đó trên thế giới hầu hết các ĐH
đều có chính sách không tuyển sinh viên do mình đào tạo.
* Phải chăng họ khuyến khích một người làm khoa học phải được trải nghiệm trong các môi trường khoa học khác nhau? Cân bàn 60 kg | Cân bàn 100 kg
| Cân bàn 150 kg
| Cân bàn 200 kg
| Cân bàn 300 kg
| Cân điện tử 60
kg | Cân điện
tử 100 kg | Cân
điện tử 150 kg | Cân điện tử 200 kg
| Cân điện tử 300
kg
- Họ khuyến khích như vậy và họ có hệ thống để
việc luân chuyển cán bộ từ trường nọ sang trường kia rất đơn giản. Khi
một cán bộ trẻ có sự bất hòa với thầy giáo - tức thủ trưởng của mình,
hoặc một người trẻ có hoài bão, muốn xây dựng môi trường làm việc mới
cho mình hoặc đơn giản chỉ để thoát ra khỏi cái bóng của thầy, họ có
nhiều lựa chọn nhờ hệ thống thông tin công khai sẵn có trên các trang
mạng. Còn ở nước ta, để chuyển nơi công tác mỗi cán bộ khoa học trẻ phải
dựa vào mối quan hệ của các cá nhân, vì thông tin bị bưng bít. Nhờ quen
biết ông này ông kia ở trường này trường kia, rốt cuộc họ cũng chuyển
được đến nơi mới nhưng đó không phải là sự lựa chọn tối ưu.
* Có thể so sánh việc các trường ĐH tự tạo nguồn từ chính sinh viên của mình giống như những cuộc hôn nhân cận huyết thống?
- Chính xác. Vì thế mà hầu hết các ngành khoa
học của chúng ta đang đi xuống. Tức là học trò không có điều kiện để
giỏi hơn thầy. Học trò của học trò còn tệ hơn nữa.
ĐH phải tự chủ
* Chính phủ mới thông qua việc thành lập ĐH
Việt - Nhật, trước đó là các ĐH Fulbright (thông qua chủ trương), ĐH
Việt - Đức, ĐH Việt - Pháp... Vậy các trường VN sẽ phải thay đổi thế nào
trong cuộc cạnh tranh này với các trường quốc tế đang dần thâm nhập vào
VN?
- Đây là một cơ hội để giáo dục ĐH trong nước
phát triển. Con đường tiến bộ cho ĐH VN chính là có sự tự chủ, những
trường nào có khả năng, có tham vọng phát triển tốt hơn thì họ có cơ hội
để làm chuyện lớn mạnh. Tôi không nghĩ những trường quốc tế mà bạn nêu
ra đều sẽ là những trường tốt. Cũng có trường tốt, có trường không tốt.
Nhưng sự xuất hiện của những yếu tố mới sẽ khích lệ, thôi thúc các
trường còn lại nỗ lực để tồn tại và đi theo xu hướng mới.
Để làm chủ được cơ hội này, không còn cách nào
khác là các trường phải thể hiện mạnh mẽ sự tự chủ. Đây không phải khái
niệm suông. Trong tự chủ có tự chủ về tuyển sinh, tự chủ về đội ngũ, về
giảng dạy và nghiên cứu, về tài chính, về chương trình học... Vấn đề nữa
trong tự chủ là xác định ai là người làm chủ? Đương nhiên là ông hiệu
trưởng. Vấn đề khá quan trọng là ông ấy được đánh giá như thế nào? Đây
là điều cần được xem xét trong quản trị ĐH. Hội thảo của chúng tôi sẽ
có một báo cáo khá kỹ về vấn đề này. Ở đây tôi chỉ muốn nói muốn cho một
trường ĐH có những hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học tốt hơn
thì ông hiệu trưởng phải được đánh giá trên thành tích tuyển chọn, xây
dựng đội ngũ cán bộ của ông ấy. Nếu đánh giá trên những tiêu chuẩn khác,
kiểu như ông ấy kéo về được bao nhiêu đề tài hay bao nhiêu tiền đầu
tư... thì chắc chắn không đưa đến kết quả như mong muốn.
* Từ trước đến nay có nhiều hội thảo được tổ
chức ở VN nhưng cuối cùng cũng chưa giải quyết được vấn đề gì. Chủ trì
hội thảo này, GS có đặt nhiều kỳ vọng?
- Để đầu tư vào việc này, ít nhất về thời gian,
chắc chắn phải có một sự kỳ vọng nhất định. Nó là công sức, thời gian
không chỉ của tôi mà của nhiều người khác nhau. Mặt khác, tôi cũng không
phải là người quá viển vông, cho rằng chỉ sau một hội thảo thì thay đổi
cục diện bộ mặt ĐH VN. Nhưng có những căn cứ để khiến tôi nghĩ hội thảo
này có tác dụng gì đó, ít nhất là trong nhận thức cả về phía những
người làm chính sách lẫn những người trong giới ĐH, và cả trong dư luận.
Thứ nhất, đây là thời điểm tốt khi mà Đảng và
Nhà nước đưa ra chính sách chung về cải cách cơ bản toàn diện giáo dục.
Vấn đề cải cách ĐH đã bắt đầu nhưng chưa được đào sâu, thế thì đây là
thời điểm hợp lý cho những ai không tham gia việc hoạch định chính sách
có thể có ý kiến, có thể đào xới vấn đề mà không lo ngại là động chạm
tới những cái đã được quyết định.
Thứ hai, điều khiến chúng tôi tin tưởng hơn về
cái mình làm sẽ không hoàn toàn mất thời gian là chúng tôi đề cập từng
vấn đề nhỏ, cụ thể tưởng như khá hiển nhiên vậy mà lâu nay hầu như không
mấy ai nhắc đến. Chẳng hạn vấn đề nhân sự ĐH như tôi nói ở trên. Tôi
không phải là chuyên gia nghiên cứu lâu năm về tổ chức ĐH nhưng chỉ chịu
khó nghĩ một lúc thì chúng ta thấy nhiều cái bất hợp lý. Những cái bất
hợp lý đó không phải là những cái không thể giải quyết được. Đúng là có
những cái không thể giải quyết được ngay nên chúng tôi ưu tiên hướng sự
bàn thảo về những vấn đề có thể giải quyết được.
LÊ ANH HOA thực hiện
Thiếu tinh thần hợp tác
Tôi muốn lấy một ví dụ để cho thấy có những vấn
đề thật sự khó khăn trong việc này. Đó là trường hợp của một GS người
Pháp. Ông là người nổi tiếng, chính ông đã đào tạo những người sau này
tìm ra hạt Higgs. Khi về hưu ông ấy quyết định về VN làm việc, có lẽ vì
bạn đời của ông ấy là người VN. Ông ấy không cần bất kỳ sự đài thọ nào,
bởi chỉ cần sống bằng lương hưu của chính mình ông ấy đã thấy đủ.
Ông về làm việc cho một trường ĐH nhưng rồi
nảy sinh nhiều mâu thuẫn khiến ông không thể làm việc tiếp. Cái họ cần
nhất là sự tôn trọng thì họ không cảm nhận được. Những người không đòi
hỏi gì về vật chất mà mình lại không hợp tác được thì rõ ràng có vấn đề,
mà chuyện đó lại xảy ra ở một trường ĐH không phải tệ nhất của VN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét